Đại Việt Địa Dư Toàn Biên (NXB Văn Hóa 1997) - Nguyễn Văn Siêu, 577 Trang

Discussion in 'Địa Chí Học' started by quanh.bv, Jun 27, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-7-6_22-58-28.png
    “Đầu sách có Tựa của Tiến sĩ Phụ chính đại thần Nguyễn Trọng Hợp [阮仲合] đề năm Thành Thái thứ 12 (1900) đại ý nói ghi chép của người xưa về cương vực địa giới nước ta từ khi lập quốc đến nay phần nhiều đã thất lạc, còn lại một ít thấy chép rải rác trong các sách thư truyện, nhưng rất phân tán, mà lại không có phần khảo cứu. Phương Đình tiên sinh đọc rộng địa dư chí các triều Hán Tống Tấn Tùy Đường, cho đến các sách của Cố Lâm Đình (đúng ra là Cố Đình Lâm), cùng các sách Độc sử phương dư kỷ yếu [讀史方輿紀要], viết thành sách Ngã Việt phương dư tiền biên [我越方輿前編], tức là Q.1 sách này. Các ghi chép cương vực từ Đinh Tiên Hoàng [丁先皇] dựng nước đến Lê Hồng Đức [黎洪德] mới bắt đầu được rõ ràng. Sách soạn xong vẫn ở dạng bản thảo. Đến năm Tự Đức Nhâm Ngọ (1882) các học trò của Phương Đình mới đem khắc ván để in. Nhưng công việc chưa xong vì gặp lúc có biến (Pháp đánh Hà Nội). Lại phải để 8 năm sau nữa mới tra cứu hiệu đính xong.” Đó là nói về nguyên thủy của Đại Việt địa dư toàn biên [大越地輿全編], tác phẩm của Nguyễn Văn Siêu (1795-1872) và Bùi Quỹ (1796-1861), khi hai ông còn sống chỉ mới làm xong bản thảo mà in ra thì phải mấy chục năm sau khi hai ông mất học trò mới thu xếp xong việc khắc in vào năm Thành Thái Canh Tí (1900). Đây là một công trình nghiên cứu địa lý học lịch sử, lĩnh vực học thuật mà nước ta rất hiếm tài liệu tham khảo. Sách biên soạn công phu, cứ liệu khảo cứu nói chung đáng tin cậy.”
    • Đại Việt Địa Dư Toàn Biên
    • NXB Văn Hóa 1997
    • Nguyễn Văn Siêu
    • 577 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1k8-RbwpaZn5-YDI5M5ZqKbLOwffYrIbO
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 13, 2024

Share This Page