Bộ sử xưa nhất của nước ta hiện còn là Đại Việt sử lược. Dó bị nhà Minh đem về Trung Quốc khoảng những năm 1407-1428, trong khi đang chiếm đóng nước ta, nên những sử gia từ năm sau 1428 trở đi không một ai biết đến nó cả. Ở Trung Quốc, Đại Việt sử lược chuyền qua nhiều tay, để cuối cùng tuần phủ tỉnh Sơn Đông đã bắt gặp và dâng nó lên cho vua Càn Long nhà Thanh khoảng năm 1776. Càn Long cho chép ra, mà một bản tàng trữ tại Văn Lan các ở Hàn Châu. Tiền Hy Tộ đã dùng bản chép Văn Lan các mà in nó ra trong Tùng thư Thủ sơn các của mình, từ đó bộ sử xưa nhất của ta mới trở nên phổ cập. Đại Việt sử lược như vậy là một sử liệu đời Trần chưa từng qua tay người nước ta từ thế kỷ thứ XV trở đi. Mặc dù ở Trung Quốc, nó không phải không bị những sử gia phong kiến Trung Quốc sửa đổi, như trước đây, có người đã lầm tưởng. Song sự sửa đổi ấy, chúng tôi nghĩ phần lớn giới hạn vào những việc và văn từ có xúc phạm tới danh dự và hệ ý thức của những người lãnh đạo phong kiến Trung Quốc mà thôi, chứ không phải lan tràn đến những việc khác. Do thế, Đại Việt sử lược đã giữ lại một phần lớn bộ mặt lịch sử của mình, lúc mới ra đời dưới thời Trần Đại Việt Sử Lược NXB Tổng Hợp 1993 Nguyễn Gia Tưởng (dịch) Nguyễn Khắc Thuần (hiệu đính) 307 Trang File PDF-SCAN Link download http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=4458 https://drive.google.com/file/d/1KBmJ3h5Z6hpfgvrdQEpxmF6SSpikb_uVhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1