Chủ nghĩa hiện sinh thường được gắn chặt với các tiệm café vùng Tả ngạn Paris và ‘gia đình’ triết gia Jean-Paul Sartre và Simone de Beauvoir hay tụ tập ở đó trong những năm ngay sau ngày giải phóng Paris ở giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới II. Người ta hình dung ra hình ảnh trái với thói thường: các nhà trí thức tiền phong với điếu thuốc trên môi và nghe nhạc jazz trong những thảo luận sôi nổi về các hàm ý tự do chính trị và nghệ thuật mà họ mới phát hiện. Bầu không khí đầy sự nhiệt tình, tinh thần sáng tạo, sự phân tích bản thân đầy khổ sở, và tự do – luôn luôn là sự tự do. Tập sách mỏng này có hai điểm khiến độc giả dễ lầm tưởng rằng tác giả của nó có những thiên vị nhất định: nhiều ‘nhà hiện sinh’ nổi tiếng không được bàn tới, trong khi đó Jean-Paul Sartre thì được bàn luận quá nhiều Sở dĩ tập sách này bàn nhiều về Sartre là vì ông và de Beauvoire là các triết gia duy nhất trong nhóm thừa nhận mình là nhà hiện sinh. Nội dung Chương 1: Triết học như một cách sống Chương 2: Trở thành cá nhân Chương 3: Thuyết nhân bản: ủng hộ và chống đối Chương 4: Tính đích thực Chương 5: Một chủ nghĩa cá nhân bị chế ước? Thuyết hiện sinh và tư tưởng xã hội Chương 6: Chủ nghĩa hiện sinh trong thế kỷ 21 Dẫn Luận Ngắn Chủ Nghĩa Hiện Sinh NXB Tổng Hợp 2018 Thomas Flynn Đinh Hồng Phúc (dịch) 250 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1D9Bz-8L0Fdi7RM_Bqg8JkwU08MAYEyAnhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1