Suốt cả thế kỉ XX, các khoa học nhân văn bị hiện tượng ngôn ngữ hút hồn. Nói theo Richard Rorty, “ngôn ngữ chiêu mộ thế giới” và, tất nhiên, tri thức đáng tin cậy nhất về thế giới đã được mã hoá trong ngôn ngữ. Nghiên cứu ngôn ngữ là chìa khoá để nghiên cứu con người và thế giới. Định đề này được ghi nhớ như là cơ sở phương pháp luận của các khoa học xã hội khác nhau và được trao cho danh hiệu “bước ngoặt ngôn ngữ học”. Từ cuối những năm 1960, trước tiên, nhờ hệ thống thuật ngữ và tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại và kí hiệu học được quảng bá rộng rãi trong giới học thuật, “bước ngoặt ngôn ngữ học” biến thành “bước ngoặt diễn ngôn”. Sự thâm nhập mạnh mẽ của phân tích – diễn ngôn vào khoa học nhân văn và chính trị – xã hội học không thể không dẫn tới sự bùng nổ dữ dội của các lí thuyết diễn ngôn khác nhau, nền móng của những lí thuyết này là các quan niệm về thế giới và phương pháp luận cụ thể trong việc giải thích bản thân khái niệm diễn ngôn, là những truyền thống nghiên cứu khác nhau, là phương thức giải thích và mô tả các thực tiễn diễn ngôn cùng cấu trúc và chức năng của chúng. Dẫn Nhập Phân Tích Diễn Ngôn NXB Giáo Dục 1997 David Nunan Dịch: Hồ Mỹ Huyền 186 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/21F119E41C29539 https://drive.google.com/file/d/1H9DqVgoZE3Zhj4bf37IK7XACdpmaHAKGhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1