Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ

Discussion in 'Y Tế, Sức Khỏe' started by bhanh8, Oct 28, 2013.

  1. bhanh8

    bhanh8 Administrator Staff Member Quản Trị Viên

    Đề tài luận án: "Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Đan Phượng và Ba Vì, Hà Nội"
    Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62.72.76.01
    Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Minh Hiếu Khoa học: K26
    Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Hoàng Long, 2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
    Cơ sở đào tạo: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
    Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
    Nghiên cứu đã xây dựng, thử nghiệm các giải pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành của những đối tượng chủ chốt trong quá trình chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bà mẹ có con dưới 5 tuổi, cán bộ y tế tuyến xã, người bán thuốc. Địa bàn thử nghiệm can thiệp là 5 xã thuộc huyện Ba Vì và đối chứng là 5 xã thuộc huyện Đan Phượng trong thời gian từ tháng 3/2005 đến 1/2008. Từ đó chứng minh sự kết hợp can thiệp thông tin-giáo dục-truyền thông với giám sát hỗ trợ thực hành có sự tham gia chủ động của các đối tượng đích là những giải pháp can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ dưới 5 tuổi đạt hiệu quả cao, phù hợp và dễ duy trì. Cụ thể là:
    1. Hiệu quả can thiệp đối với bà mẹ
    - Can thiệp đã có hiệu quả rõ rệt trong thay đối kiến thức của bà mẹ về cả bốn nhóm nội dung mà họ đã được cung cấp, bao gồm: (1) nhận biết dấu hiệu bệnh; (2) xử trí ban đầu; (3) sử dụng kháng sinh (theo chỉ định, đủ ngày, không dùng kháng sinh cho trẻ ho, cảm lạnh); (4) chăm sóc, theo dõi, tái khám cho trẻ.
    - Can thiệp có hiệu quả cải thiện một số thực hành của bà mẹ: (1) xử trí ban đầu (đưa trẻ có dấu hiệu cần đi khám đến cơ sở y tế; tự theo dõi trẻ ho, cảm lạnh); (2) sử dụng kháng sinh đủ ngày; (3) chăm sóc và tái khám cho trẻ.
    - Can thiệp còn chưa có hiệu quả cao trong thay đổi một số thực hành: (1) sử dụng kháng sinh (theo chỉ định của cán bộ y tế và sử dụng kháng sinh cho trẻ ho, cảm lạnh) và (2) theo dõi trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
    2. Hiệu quả can thiệp đối với cán bộ y tế
    - Kiến thức của cán bộ y tế về tất cả các nội dung được can thiệp đã cải thiện rõ rệt, gồm: (1) kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh; (2) kiến thức xử trí và kê đơn và (3) tư vấn sau khám bệnh.
    - Can thiệp đã thay đổi tích cực một số thực hành của cán bộ y tế: (1) xác định dấu hiệu bệnh thông qua khám (thực hành quan sát dấu hiệu rút lõm lồng ngực và đếm nhịp thở) và (2) tư vấn sau khám bệnh.
    - Can thiệp chưa tạo thay đổi lớn trong một số thực hành khám chữa bệnh của cán bộ y tế: (1) xác định dấu hiệu bệnh thông qua hỏi tiền sử và (2) kê đơn kháng sinh (cán bộ y tế vẫn kê đơn kháng sinh không cần thiết cho trẻ ho, cảm lạnh, kê kháng sinh không đúng loại hoặc đủ ngày).
    3. Hiệu quả can thiệp đối với người bán thuốc.
    - Can thiệp đã nâng cao kiến thức về cả ba nội dung đã được can thiệp, cụ thể là: (1) hỏi thông tin của trẻ trước bán thuốc; (2) bán thuốc (không nên bán kháng sinh cho trẻ ho, cảm lạnh và khuyên trẻ đi khám khi có dấu hiệu cần khám ngay); (3) tư vấn sau khi bán thuốc (cách dùng thuốc và theo dõi trẻ).
    - Can thiệp đã cải thiện đáng kể thực hành hỏi thông tin của trẻ trước bán thuốc và tư vấn gồm: (1) thực hành hỏi 2 câu hỏi quan trọng nhất trước khi bán thuốc (là đơn thuốc và dấu hiệu thở khác thường); (2) thực hành tư vấn sau khi bán thuốc (về tác dụng phụ, theo dõi trẻ và khuyên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu nguy hiểm).
    - Can thiệp chưa có hiệu quả giảm tình trạng bán kháng sinh không cần thiết: (1) thực hành bán kháng sinh không cần thiết đối với những trường hợp ho, cảm lạnh vẫn không giảm.

    Download Link:
    http://ebook.moet.gov.vn/resources/iportal/ebook/uploads/Library/NguyenMinhHieu.rar
    eBook có trong tuyển tập DVD Y Học

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page