Nói về Đông phương, người ta vẫn thường liên tưởng đến những gì là yếm thế, thoát tục, tiêu cực, tùy hứng. Tác giả hình như đã không chia sẻ quan niệm đó. Cố gắng của tác giả qua tác phẩm này là vạch ra và phân tích sắc thái tích cực của các hệ thống đạo đức lớn của Đông phương, và đồng thời tìm ra mối quan hệ bổ túc giữa các hệ thống này, một quan hệ khả dĩ chứng tỏ được điều kiện “hòa nhi bất đồng” và khả năng đáp ứng nhu cầu thăng tiến toàn diện của mỗi cá nhân. Lối nhìn vấn đề của tác giả có thể sẽ làm một số độc giả ngỡ ngàng. Sự ngỡ ngàng ấy sẽ không còn nữa, khi độc giả nhớ lại tác giả còn là một nhà thơ, và nhất là một người hành động. Đạo đức không phải là điều để mà nói, mà là điều để làm, để mà lựa chọn. Lối lựa chọn của tác giả thật là phóng khoáng. Điều này có lẽ đã giải thích tại sao tác giả tránh không đưa ra một phần kết luận thông thường như bao nhiêu tác phẩm khác. Đạo Đức Học Đông Phương NXB Văn Hóa Sài Gòn 2007 Tác giả: Thích Mãn Giác Số trang: 147 Kiểu file: PDF SCAN Ngôn ngữ: Tiếng Việt Link Download http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Chi-tiet/dao-duc-hoc-dong-phuong-72868.htmlhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1