Đạo Phật An Lạc Và Tỉnh Thức - Thiện Phúc, 123 trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by theringxxx, Jan 26, 2014.

  1. theringxxx

    theringxxx Member

    Trong xã hội quay cuồng hiện tại, tâm trạng con người, không nhiều thì ít,đều mang những nỗi lo âu sợ sệt. Lo sợ già, bịnh, khổ, nghèo, cơ cực, và nỗilo sợ to lớn nhất của con người từ xưa đến nay vẫn là cái chết. Chúng sanhđã lăn trôi trong vòng luân hồi sanh tử không cùng không tận cũng chỉ vìnhững lo sợ nầy. Vì lo sợ mà cố cưỡng lại luật vô thường. Vì cố cưỡng lạiluật vô thường mà mê lầm gây ra các ác nghiệp để rồi từ đó cứ mãi lặn ngụptrong bể khổ sanh tử luân hồi.Chính Đức Từ Phụ đã nhìn thấy rõ những điều nầy nên Ngài đã quyết từ bỏcung vàng điện ngọc, cắt ái ly gia để tìm cho ra con đường giải thoát. Ngàiđã khó công tu trì và đạt thành đạo quả Bồ Đề Vô thượng. Ngài đã thấu triệtnhững nguyên lý của vũ trụ và vạn vật. Ngài đã nhìn thấy trên đường sanhtử của chúng sanh nó trùng trùng điệp điệp những mộng mị, mộng đẹp thì ítmà ác mộng thì nhiều. Chính vì bị những mộng mị chập chùng ấy mà chúng sanh đã quên mất nẻo về; chúng sanh đã đánh mất quê hương Chân Như,hay nói trắng ra là đã đánh mất chính mình.Lời dạy của Đức Từ Phụ tuy đã hơn hai ngàn năm trăm năm nay, vẫn lànhững chân lý hiện hữu tuyệt vời, không thể suy lường và luận bàn được.Dãy Ngân Hà và những Thái Dương hệ cũng như Địa Cầu mà chúng ta đangôũ, có thể một ngày không xa nào đó, sẽ bị nổ tung và tan ra làm từng mảnhvụn, chứ những lời Phật dạy lúc nào cũng là những chân lý bất di bất dịch.Giáo pháp của Ngài chẳng những đã đưa con người của xã hội loạn động tạiẤn Độ thời bấy giờ đến chỗ yên vui, mà còn giúp cho con người của muônvạn đời sau biết đường biết nẻo mà trôũ về quê hương của chính mình.Từ vô thỉ chúng sanh đã đi trong bóng đêm dày đặc của vô minh, không biếtmình là ai, không biết mình từ đâu tới. Đến đâu và đi đâu cũng không biếtnốt. Chỉ biết mượn giả làm chân và cứ mãi làm thân Lữ Khách dừng hếttrạm nầy đến trạm khác. Đức Từ Phụ, vì lòng từ bi mẫn chúng, đã đem hếtnhững gì Ngài liễu ngộ ra chỉ dạy cho chúng sanh, những mong ai nấy cũngđều giác ngộ như Ngài, và những mong cái thế giới Ta Bà uế trược khổ đaunầy sẽ biến thành một ao sen khổng lồ, ngát hương thanh khiết và an tịnh.Giáo pháp của Ngài tuy có cao siêu vượt cách; tuy nhiên, nó không khó chonhững ai thành tâm cầu tu giải thoát, mà nó sẽ khó khăn không cùng chonhững kẻ cứ lặn lội trong vòng hí luận của ngôn từ.Đức Từ Phụ đã ân cần dặn dò chúng đệ tử là đừng phí công biện luận, vì biện luận không khéo sẽ trôũ thành ngụy biện. Thí dụ như những ai chưa đầyđủ căn cơ mà còn ăn thịt chúng sanh thì cứ thành tâm mà chấp nhận đi để rồitừ từ chuyển hóa, chứ đừng biện bạch thế nầy thế nọ, càng biện bạch càng salầy. Ngày nào mà chúng ta hãy còn lẫn quẫn trong vòng mê mờ, không nhậnra đường chánh nẻo tà, đem vọng tưôũng mà tạo các nghiệp không thiện củaviệc làm và lời nói, thì ngày đó tâm thức của chúng ta vẫn chưa thực sự trôũvề nguồn an tịnh. Muốn có được một đời sống an lạc và tỉnh giác thật sự,chúng ta nên nổ lực thực hành những lời dạy cao quý của Đức Từ Phụ. Nhờ vào công phu tu tập hằng giờ hằng ngày, chúng ta có thể chuyển hóa nhữnghạt giống trong tâm thức của mỗi chúng ta, tham lam ích kỷ thành phóng xảlợi tha, nóng giận sợ hãi thành an nhiên bình tỉnh, mê lầm cố chấp thànhsáng suốt hỷ xả. Khi tâm thức chúng ta chuyển đổi trên chiều hướng thượngvà giải thoát thì, không những riêng ta được an vui tự tại mà những ngườichung quanh chúng ta như thân nhân, bằng hữu và xóm giềng xa gần đềuđược lợi lạc vô cùng do sự học hỏi và hành trì giáo pháp mà mỗi chúng tađang ngày đêm thực nghiệm

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page