Dắt Dìu Về Thuở Ấu Thơ (NXB Tổng Hợp 2014) - Nguyễn Chấn Hùng, 233 Trang

Discussion in 'Kiến Thức Khoa Học' started by admin, Jan 2, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Dắt Dìu Về Thuở Ấu Thơ
    NXB Tổng Hợp 2014
    Nguyễn Chấn Hùng
    233 Trang

    “Quyển sách Dắt dìu về thuở ấu thơ mang cùng tên bài viết về giải Nobel Sinh lý hoặc Y học 2012. Hai nhà nghiên cứu một già một trẻ đã đưa được tế bào trưởng thành trở về thuở ấu thơ là tế bào gốc non trẻ. Chúng ta sẽ hưởng thật nhiều từ kỳ tích này”.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    À, thì ra là vậy. Cầm tập sách trên tay, tôi cứ ngỡ là một tập tựa như hồi ký của giáo sư Nguyễn Chấn Hùng. Khi đọc trang đầu tiên “Lời tác giả” tôi mới nhận ra, nó không phải là câu chuyện kể về tuổi thơ của ông, lớn hơn cả điều đó, là những câu chuyện mà ông kể cho chúng ta thế giới đã chống đỡ bệnh tật như thế nào. Và nghiên cứu khoa học cho thấy, phải đi từ căn cội, phải trở về từ nguồn gốc, đó là tế bào gốc non trẻ.

    Từ xưa đến nay, trong lĩnh vực ung thư học, giáo sư Nguyễn Chấn Hùng vẫn là cái tên đầu tiên mà người ta nhớ đến. Nhưng ông cũng là cái tên đầu tiên khi người ta truyền miệng: “Sách ung thư ư? Tác giả Nguyễn Chấn Hùng là đáng tin nhất!” Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn cách đây vài năm, khi nhận cuốn sách đầu tiên của GS Nguyễn Chấn Hùng gửi tặng, ông thú thật là ông… sợ lắm. Vì nghe tới bệnh tật ai mà không sợ. Nhưng hôm nay, nhận được cuốn sách Dắt dìu về thuở ấu thơ của giáo sư Hùng, ông lại lật ra xem ngay, ông nói, mấy người bạn vừa ra đi liên tiếp vì bệnh nan y, tin dữ dồn dập, không thể thờ ơ được.

    Nhưng viết cuốn sách về bệnh học không phải dễ. Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng đã dùng thủ pháp liên tưởng để kéo bạn đọc về với đời sống thực tại. Hiếm có cuốn sách viết về bệnh tật lại hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối, trước tiên, chính là các nhân vật mà giáo sư Hùng đã chọn. Bạn có thể nghe được câu chuyện ngăn ngừa và chiến đấu với bệnh tật, từ các “ngôi sao” ở các lĩnh vực trên thế giới: Lionel Messi, Tito Vilanova, Lance Armstrong, Simona Halep, Angelina Jolie, Hugo Chavez, Michael Douglas, Martina Navratilova… đến những thông tin thời sự về y khoa như Ebola, nhưng lại được đặt cái tựa thật thơ mộng cho căn bệnh mà chỉ nghe tên thôi đã làm người ta run sợ “Ebola tên của một dòng sông” với lời dẫn chuyện: “Dòng Ebola đổ vào con sông cái Congo. Dòng sông nào mà không thơ mộng. Con virút tàn độc lại mang tên Ebola”. Hay câu chuyện các nhân vật nổi tiếng kêu gọi bảo vệ tê giác cho đến nay đang là chiến dịch rất mạnh trên toàn thế giới và chính ông, tác giả của tập sách cũng là một trong những bác sĩ về ung thư đầu tiên lên án chuyện mua bán tê giác và lời đồn dùng sừng của nó để chữa bệnh.

    Đọc 230 trang sách của ông, thấy mọi chuyện bệnh tật, từ nan y đến những công trình nghiên cứu y khoa và cả triết lý về biểu tượng “Gậy thiêng và rắn thần” đều được ông trò chuyện thủ thỉ, nhẹ nhàng như không. Chẳng có gì cao siêu cả, bệnh tật là một trong bốn uyên nguyên đời người: sinh – lão – bệnh – tử, và tác giả của cuốn sách này, nhắc chúng ta nhớ về điều đó. Đóng lại trang cuối cùng của cuốn sách, tôi chợt nhớ đến lời một thiền sư Ấn Độ, ông nói: “Ta được sinh ra thế nào không quan trọng, vấn đề là ta đã làm gì với thời gian ta đã có. Khoảnh khắc ta chết đã được định sẵn. Cuộc sống chỉ là hành trình để đến một kết cục đơn giản. Hãy đơn giản hết mức có thể, anh sẽ thấy cuộc đời chẳng có gì phức tạp cả”. Và cuốn sách này đã cho tôi cảm giác ấy, một hành trình mà giáo sư Nguyễn Chấn Hùng đã hướng dẫn cho ta, hãy biết chọn cho mình một cái chết thanh thản với từng nhận thức về cơ thể, để bệnh tật không làm cho ta thấy khó sống trên cõi đời này.


    Link Download
    eBook có trong tuyển tập DVD Nguyễn Chấn Hùng
    https://sachweb.com/publishview/datdiuvethuoautho_id1689/datdiuvethuoautho_id1689.aspx
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page