Ngọc Giao sinh năm 1911, mất năm 1997, thuộc trong số những nhà văn hiện đại được Vũ Ngọc Phan giới thiệu trong công trình nổi tiếng xuất bản lần đầu năm 1944: Nhà văn hiện đại. Khởi nghiệp từ chức thư ký tòa soạn báo Tiểu thuyết thứ bảy, Ngọc Giao được biết đến đầu tiên là nhà văn của những truyện ngắn đậm chất trữ tình. Hơn ba trăm truyện ngắn của Ngọc Giao, phần lớn ra đời trước cách mạng tháng Tám, đã được in trong ba tập truyện nổi tiếng là Một đêm vui (1937), Phấn hương (1939) và Cô gái làng Sơn Hạ (1942). Truyện ngắn của Ngọc Giao thường được cấu trúc như là những tiếng nói của cái tôi trữ tình giàu lòng trắc ẩn. Ông tỏ ra không quan tâm đến cốt truyện. Bởi vậy, cốt truyện thường lỏng lẻo, mờ nhạt, khó xâu chuỗi. Dấu ấn tình cảm, cảm xúc và trạng thái tinh thần của người kể chuyện thường đậm hơn, chiếm phần nhiều hơn so với các biến cố, sự kiện. Quan tâm đến lớp người dưới đáy xã hội, những người không may mắn/chịu nhiều thiệt thòi, bị ruồng rẫy/bỏ rơi, Ngọc Giao đã viết về họ bằng tất cả tình cảm của một nhà văn hiểu sâu sắc thế nào là giá trị con người. Do vậy, truyện của Ngọc Giao có thể không ngay lập tức tạo ra ở người đọc những trạng thái cảm xúc dữ dội, bất ngờ, nhưng mỗi câu chuyện đều để lại một dư vị sâu lắng, da diết. Các tiểu thuyết của Ngọc Giao như Nhà quê (1944), Quán gió (1948), Đất (1950), Xã Bèo(?), Cầu sương (1953), Xóm Rá (1957)… đã cho thấy sự đa dạng về đề tài. Không chỉ thể hiện nỗ lực của nhà văn trong việc chiếm lĩnh một thể loại mới và khó là tiểu thuyết, các sáng tác này của Ngọc Giao còn thể hiện những góc nhìn rất mới về hiện thực và con người. Đất NXB Cây Thông 1950 Ngọc Giao 382 Trang File PDF-SCAN Link download http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=3416 https://drive.google.com/file/d/1RjkfgsxOadBMq6XgARjfi-Xvr-42Rxbfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1