Đầu Súng Trăng Treo (NXB Văn Học 1972) - Chính Hữu, 67 Trang

Discussion in 'Tác Phẩm Thi Ca' started by nhandang123, Jul 6, 2016.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2024-3-16_12-56-31.png
    Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà thơ Chính Hữu. Trong đó, nổi bật là bài thơ Đồng chí được in vào tháng 2/1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ Đồng chí mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát Tình đồng chí. Bài hát đã khơi dậy những xúc động mạnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ.
    Bài thơ Đồng chí ngay từ khi mới xuất hiện đã được xem như một "hiện tượng" của thơ bộ đội, thơ kháng chiến và sau này được in đi in lại đến cả trăm lần, được quảng bá rộng rãi trong nhiều thế hệ bạn đọc, được in trong sách giáo khoa, dịch ra nhiều thứ tiếng, chọn làm đề thi học sinh giỏi văn, thi vào đại học và cho đến hôm nay nó vẫn được xem như là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình đồng chí, đồng đội, viết về Bộ đội Cụ Hồ. Hình tượng quê hương người chiến sĩ với "vầng trăng", "đầu súng" trong bài thơ là hình ảnh rất cô đúc, thật bộ đội.
    Không phải ngẫu nhiên mà Chính Hữu lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm tựa đề cho tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng. Lãng mạn nhưng không thoát ly, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình. Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt. Âm hưởng của tập thơ đã đi đúng với xu thế lịch sử của dân tộc. Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam nhưng chưa có sự kết hợp kỳ diệu nào bằng hình ảnh "Đầu súng trăng treo" của Chính Hữu.
    Về hình ảnh "đầu súng trăng treo", nhà thơ Chính Hữu tâm sự: "Vấn đề với tôi đơn giản hơn nhiều. Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích giặc trong đêm trước mắt tôi chỉ có ba nhân vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật quyện vào nhau tạo ra hình ảnh "đầu súng mảnh trăng treo", sau bớt đi một chữ "mảnh". Đầu súng trăng treo, ngoài hình ảnh, bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên cái gì lơ lửng, ở xa chứ không phải buộc chặt, suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp và có lúc treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn" (Tuyển tập Chính Hữu - Nxb Văn học, 1998, tr.19).
    • Đầu Súng Trăng Treo
    • NXB Văn Học 1972
    • Chính Hữu
    • 67 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1LbvlRbNrO4L_G8x7-rQThzZZGwdfrimE
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Mar 16, 2024

Share This Page