Dị-Nghị-Luận - Đồng-Chân-Dung NXB Hội Nhà Văn 2013 Đặng Thân 496 Trang Một cách tiếp cận vừa từ bên trong vừa từ bên ngoài, vừa khoa học vừa nghệ thuật, với tri thức phong phú từ các nền văn hóa khác nhau và hệ phê bình khác lạ nhưng không quên tri thức khu vực truyền thống. Những góc nhìn vừa mới lạ, vừa trẻ trung đối với các tác giả đương đại của văn học Việt Nam. - Trần ngọc Vương Đặng Thân là một chủ thể khác; vượt lên trên những chủ thể chấn thương. Đặng Thân là một vũ trụ khác; vũ trụ vượt ra ngoài mọi cõi buồn vui. Đặng Thân là một tiếng nói khác; tiếng nói không lẫn vào dàn sắc giọng đám đông. - La Khắc Hòa (Lã Nguyên) Thoạt nhìn, Dị-nghị-luận Đồng-chân-dung người ta có cảm tưởng rằng, cuốn sách có hai phần chính, riêng biệt, là nghị-luận và chân-dung, còn chữ đồng, dị chẳng qua chỉ là cái thú chơi chữ, vốn rất rậm rịt, của Đặng Thân. Nhưng, đọc vào rồi thì thấy hình như không phải như vậy. Dị-nghị-luận, là một thứ nghị luận khác, khác với những gì đã trở thành định kiến, nhất phiến, rắn đặc. Còn đồng-chân-dung thì, tuy viết về một chân dung, nhưng lại cứ lẩn khuất nhiều chân dung, của người khác đã đành, mà còn của chính người đó. Hơn nữa, cắc cớ hơn, nghị luận và chân dung lại hòa trộn vào nhau: trong nghị luận có chân dung, trong chân dung có nghị luận, tạo ra sự bội trùng những mắt lưới giăng mắc vào nhau. Đó là lối-viết-Đặng-Thân. Một lối viết không triển khai dọc theo chiều liên kết, kế tiếp, mà mở rộng theo chiều lựa chọn bởi những trích dẫn, bình luận ngoại đề, danh ngôn Đông Tây kim cổ, những quy chiếu về thực tại sống sít. Nó làm cho long mạch văn bản cứ tưởng như bị chặt đứt, rời ra thành những mảnh, đoạn. Thế là người đọc ăn sẵn ở ta hoặc tự mình phải nhọc công ghép lấy một con rồng hoàn chỉnh cho mình, hoặc cứ để cho hình tượng long ẩn tự hình thành ở mỗi mảnh đoạn. Như vậy, ở lối viết này, bầu trời với tư cách là cái tổng thể, không nằm ở đại dương mà trong giọt nước. Mỗi chân-dung-nghị-luận hoặc nghị-luận-chân-dung của Đặng Thân là một giọt nước. Nhưng được viết với lối đặc tả. Nghĩa là, tóm lấy một điểm cốt yếu, miêu tả và diễn giải nó ra. Thế là hình thành một lịch sử chân dung. Mà mỗi chân dung thì có một lịch sử riêng. Cả cuốn sách, vì thế, là những lịch sử, lịch sử số nhiều. Các lịch sử này vừa tồn tại song song, vừa xoắn luyến vào nhau tạo thành một thế giới đa chiều kích, đa giọng điệu. Nó là một cái nhìn khác của Đặng Thân so với 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần], nhưng lại là một diễn giải cùng cho thứ chân-dung-đồng-dị-Đặng-Thân. Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Tác Phẩm Kinh Điển http://sachviet.edu.vn/threads/tuyen-tap-ebook-doc-nhat-chi-co-tai-sach-viet.23314/https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1