Địa Danh Làng Xã Việt Nam Qua Tài Liệu Địa Bạ Triều Nguyễn Tập 1-Bắc Kỳ - Bùi Lê Nhật, 1368 Trang

Discussion in 'Địa Chí Học' started by duytam, Apr 10, 2017.

  1. duytam

    duytam Member

    upload_2024-2-23_16-5-1.png
    Địa bạ là loại sổ ghi chép, thống kê về ruộng đất của các làng, xã trên cơ sở sự đo đạc và xác nhận của chính quyền. Mục đích lập Địa bạ là để quản lý ruộng đất, thu tô thuế, vạch định ranh giới giữa các đơn vị hành chính và tránh sự tranh chấp ruộng đất. Dưới triều Nguyễn, khi mới lên ngôi vua Gia Long năm 1805 đã xuống chiếu bắt đầu lập địa bạ các tỉnh từ Nghệ An, Thanh Hoá đến các trấn ở Bắc thành. Năm Gia Long thứ 9 (1810) bắt đầu cho lập Địa bạ từ Quảng Bình trở vào Nam. Vua Gia Long cũng quy định mỗi địa bạ được làm thành 3 bản giáp, ất, bính; làm xong gửi nộp lên Bộ Hộ đóng dấu. Bản giáp để lưu chiểu ở Bộ Hộ, bản ất lưu chiểu ở thành trấn, bản bính cấp cho các xã giữ làm bằng. Địa bạ được lập một cách có hệ thống và theo mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước. Mỗi địa bạ là một đơn vị hành chính độc lập thường là xã cũng có khi là thôn, giáp, phường hay trại…
    Tập 1 giới thiệu địa bạ của 13 tỉnh Bắc kỳ dưới triều Nguyễn gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Kinh Bắc, Quảng Yên, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình.
    • Địa Danh Làng Xã Việt Nam Qua Tài Liệu Địa Bạ Triều Nguyễn Tập 1-Bắc Kỳ
    • NXB Thông Tin Truyền Thông 2017
    • Bùi Lê Nhật, Nguyễn Thu Hoài
    • 1368 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1HnF9qSWvIotsv3ROSryb838Ce1yWDjoG
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Feb 23, 2024

Share This Page