Điện Biên Phủ Cuộc Đối Đầu Lịch Sử Mà Mỹ Muốn Quên Đi - Howard R. Simpson, 364 Tra

Discussion in 'Lịch Sử, Địa Lý' started by admin, Jun 4, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Điện Biên Phủ Cuộc Đối Đầu Lịch Sử Mà Mỹ Muốn Quên Đi
    NXB Công An 2004
    Howard R. Simpson
    364 Trang
    Trận đánh Điện Biên Phủ, trong đó cộng sản lãnh đạo các lực lượng Việt Minh đã đè bẹp các đơn vị của quân đội thuộc địa Pháp ở Đông Dương, sánh vai với các trận Agincourt, Waterloo và Gettysburg là một trong những trận giao tranh quân sự vĩ đại trong lịch sử. Điều đó đồng nghĩa với việc kết thúc chế độ thực dân đổ nát của Pháp ở châu Á và cũng là khi không ai thấy trước được khả năng dọn đường cho sự can thiệp của quân Mỹ vào khu vực này nhiều năm sau đó. Vì thế đó là một giai đoạn quan trọng gián tiếp mở màn cho một tiến trình đã gây ra cho Mỹ những hậu quả sâu sắc và kéo dài. Cho tới ngày nay, kinh nghiệm bi đát về Việt Nam vẫn còn ám ảnh người Mỹ khi họ dự tính tới các ưu thế toàn cầu của quốc gia.

    Không người Mỹ nào có phẩm chất tốt hơn Howard R. Simpson để nói về câu chuyện Điện Biên Phủ và ý nghĩa của nó. Anh ta không chỉ tới thăm chiến trường lúc đó mà còn là một thành viên của phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Đông Dương, chứng kiến tình trạng rối ren của các sự kiện đã dẫn tới cuộc đụng độ này. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, vì những quan sát đầu tiên chưa đủ, anh đã quay lại Pháp và Việt Nam để nghiên cứu thêm qua các cuộc phỏng vấn và các tài liệu sẵn có. Ngoài ra, đây còn được coi là khả năng tự thuật của anh ta. Kết qủa là một cuốn sách đáng tin cậy cũng như đáng để đọc và chắc chắn là một tác phẩm kinh điển về đề tài này đã ra đời.

    Như Simpson khẳng định, lẽ ra Pháp không thất bại ở Điện Biên Phủ nhưng vì cuộc đấu tranh chống lại Việt Minh đã kéo dài 8 năm và người Pháp đã suy yếu trước những nỗ lực không hiệu quả nên đã đầu độc xã hội và chia rẽ chính phủ của họ. Chỉ huy Pháp, Tướng Henri Navarre đã tính toán sai lầm. Ông gạt bỏ các báo cáo tình báo không phù hợp với những phán đoán của ông, như một bản nghiên cứu về cuộc chiến tranh của Pháp của một trường đại học cho biết mọi việc đều được thực hiện trên cơ sở những ý kiến đã có sẵn của ông. Ông không tin vào đối thủ của mình, Tướng Võ Nguyên Giáp với khả năng tập hợp hỏa lực cần thiết để tấn công quân đồn trú của Pháp, lại có thể thực hiện hành động một cách chính xác đến như vậy.

    Tướng Giáp đã chuẩn bị cho đợt thử sức cuối cùng hàng tháng trời. Giống như những đàn kiến, Việt Minh đi bộ, đẩy xe thồ qua các khu rừng để tới nơi đóng quân, chất lên xe mọi thứ từ vũ khí, đạn dược tới những bao gạo khổng lồ phải được đưa vào trong những vùng hẻo lánh. Với sức mạnh siêu nhân, họ đã đẩy được những khẩu đại bác lên các sườn núi, tới các đỉnh cao có thể quan sát được quân Pháp – những người đã ngốc nghếch tự triển khai quân trong một vùng thung lũng rộng lớn với lý lẽ rằng, họ phải bảo vệ tuyến đường sang Lào. Tướng Giáp trả lời tôi khi ông nói về trận đánh trong một cuộc phỏng vấn ở Hà Nội tháng 3 năm 1990: “Thật là khó, rất khó, chỉ có động viên khích lệ binh lính mà có thể thực hiện đuợc một sự nghiệp vĩ đại đến như vậy”.

    Cả Pháp và Việt Minh đang chạy đua chống lại một điểm chết (giới hạn không được vượt qua). Một cuộc họp quốc tế ở Geneve đã bắt đầu sớm hơn, có kế hoạch giải quyết vấn đề Đông Dương vào ngày 7 tháng 5 và mọi người đều biết, là Trưởng đoàn đại biểu Mỹ, Tướng Walter Bedell Smith nhận xét: “Các ngài không giành được trên bàn đàm phán những gì các ngài đã đánh mất ngoài chiến trường”.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Mặc dù chạy theo thời gian, song Tướng Giáp vẫn thận trọng. Không tán thành đề nghị của các cố vấn Trung Quốc, những người luôn thúc giục ông tiến hành một cuộc tấn công vào chính diện, ông ra lệnh cho binh lính đào các đường hầm tới các vị trí của Pháp. Họ đào trong 8 tuần tới tận trưa ngày 13 tháng 3. Bị các pháo lớn của Việt Minh tấn công, mục tiêu đầu tiên của Pháp sụp đổ nhanh chóng, ngày hôm sau là mục tiêu khác. Trước đó, Đại tá Charles Piroth, chỉ huy lục lượng pháo binh của Pháp đã hứa với Navarre rằng, anh ta có thể dễ dàng làm câm họng pháo của đối phương. Nhưng giờ đây, anh ta bị hạ nhục. Rạng sáng ngày 15 tháng 3, anh ta rút chốt an toàn của một qủa lựu đạn và tự sát. Anh ta nói đêm hôm trước rằng: “Tôi hoàn toàn mất hết danh dự”.

    Nước Pháp đã không có những công dân la hét đòi hoà bình. Người ta thường quên rằng sau thắng lợi, những người Cộng sản Việt Nam có thể công bố với toàn thể người dân Việt Nam là không có Liên Xô hay Trung Quốc gây áp lực buộc họ phải chấp nhận một sự chia cắt trong lúc chờ các cuộc bầu cử vì những lý do riêng của họ. Nhưng được sự tán thành của chính quyền Eisenhower, chính quyền miền Nam Việt Nam đã cự tuyệt tổng tuyển cử thì cả Moscow và Bắc Kinh đều phản đối - một dấu hiệu cho thấy cả hai đều hi vọng cải thiện mối quan hệ của họ với phương Tây.

    Hà Nội không từ bỏ hi vọng thống nhất Việt Nam. Vì thế một cuộc chiến tranh mới bắt đầu được tăng tốc và cuối cùng nó đã nhấn chìm nước Mỹ.

    Không có trận đánh nào trong cuộc chiến tranh của Mỹ có thể sánh ngang được với Điện Biên Phủ cho dù Tổng thống Lyndon B.Johnson, Tướng Westmoreland, và những người khác đã nhận thức sai lầm về sự tái diễn của trận đánh ở Khe Sanh đầu năm 1968. Trận đánh này là một trận nghi binh của Tướng Giáp nhằm lôi kéo quân Mỹ ra xa các thành phố ven biển để có thể tiến hành cuộc tổng tấn công Tết. Tướng Giáp biết rằng người Mỹ và người Pháp hoàn toàn khác nhau, rằng ông ta không đủ mạch để có thể thách thức với sức mạnh ồ ạt của quân Mỹ trong một trận đối đầu trục tiếp.

    Lần này, Tướng Giáp đã theo đuổi một chiến lược không giống với chiến lược đã dùng để chống lại người Pháp. Ông tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao và tin rằng dần dần sẽ làm suy sụp được ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ. Mối quan tâm chính của ông là thắng lợi và ít thương vong. Tôi đã hỏi ông trong cuộc nói chuyện ở Hà Nội: “Ngài sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại Mỹ trong bao lâu?”. Ông trả lời không chút do dự: “20 năm nữa, có thể hàng trăm năm miễn là giành được thắng lợi và ít tổn thất”.

    Vì thế, Mỹ cũng như Pháp phải chống lại một kẻ thù mà luôn coi sự nghiệp đấu tranh của họ là thiêng liêng và sẵn sàng hi sinh để giành được mục tiêu. Cần rút ra bài học đó trước khi quá muộn.

     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page