Các nhà nghiên cứu văn học cho rằng, ĐIỂN là một khái niệm rộng bao gồm điển tích, điển cố được các nhà văn, nhà thơ rút gọn từ những chuyện xưa, tích cũ hay từ một câu thơ, câu văn rút từ những kinh sách của các đời trước, thành một từ, một ngữ hay một câu. Đó có thể xem là sự “mã hoá” vào quá trình sáng tác văn chương, thơ phú, đối liên của các văn nhân. Và nhờ sự “giải mã”. người đọc sẽ thấy được ý nghĩa biểu trưng của ĐIỂN, cũng như thấy được ngụ ý của tác giả thông qua ĐIỂN trong tác phẩm văn học. Chính do vậy, ĐIỂN được xem như biện pháp tu từ đặc biệt giúp nhà văn, nhà thơ xây dựng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng mà sinh động, làm cho việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật được cô dọng, hàm súc, đạt được “ý tại ngôn ngoại”, bảo đảm cho tác phẩm có kết cấu ngắn gọn, súc tích, hợp lý, nhất là khi làm các thể thơ có niêm luật chặt chẽ (như Đường luật thi phú), hoặc câu đối. Điển Cố Và Nghệ Thuật Sử Dụng Điển Cố NXB Đại Học Quốc Gia 2003 Đoàn Ánh Loan 302 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/14DHYagLW19e-BiPGFOYCUsJstihhzKuehttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1