Điêu Khắc Gỗ Dân Gian (NXB Văn Hóa Dân Tộc 1995) - Trần Phong, 91 Trang

Discussion in 'Nghệ Thuật Mỹ Thuật' started by admin, Mar 23, 2017.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-4-11_9-27-24.png
    Kiến trúc đình theo kiểu thức “Vì Kèo” với những hàng cột lim to khoẻ, vững chãi phân bố các gian của ngôi đình (thường là ba gian). Mái đình lợp ngói có độ dốc vừa phải. Bốn góc mái thường có bốn đầu đao uốn cong mềm mại vút lên như cánh chim bay. Bờ nóc của đình thường được trang trí một dải dài hoa văn chạy suốt là hoa chanh, hoặc hoa thị. Hoặc đắp một đôi “rồng chầu nguyệt” (hay chầu mặt trời?). Tường bao quanh xây bằng gạch trần nung già “da vải”, hoặc trát vữa, quét vôi trắng. Nhìn gần, công trình có độ thấp với mái ngói hơi nặng, nhưng nhìn xa lại có vẻ bề thế, thanh thoát bởi độ cao của khối kiến trúc chỉ chiếm một không gian vừa phải, gần với tầm kích con người Việt Nam, nên nó không tạo khoảng cách xa lạ, hoặc uy hiếp chủ nhân của chính nó như những giáo đường phương Tây xa lạ. Trước ngôi đình, thường có giếng nước hoặc hồ nước, theo thuyết âm dương phong thuỷ hoà hợp. Hồ thường được thả sen, hay súng; tới mùa hoa hương thơm toả ra mát dịu. Nằm trong khuôn viên kiến trúc, còn có tam quan - cổng đình có mái lợp ngói: hoặc là bốn trụ đứng lộ thiên. Góp phần vào vẻ đẹp, còn có những cây cao cổ thụ như đa, muỗm toả bóng mát xuống công trình. Màu trắng của tường vôi màu đỏ của ngói và gạch trần, màu xanh của lá, mặt phẳng thoáng của nước hồ như tấm gương soi phản chiếu cảnh vật, như nhân đôi chiều cao của công trình... Tất cả tạo thành hoà sắc bức tranh làng quê êm đềm, đầy chất trữ tình: Bên đình ngả nón trông đình/ đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu (Ca dao). “Ngày nay dù ở nơi xa/nhưng khi về đến cây đa đầu làng/thì bao nhiêu giấc mơ màng/hiện lên với bóng cổng làng trong tre” (Bàng Bá Lân).
    Niên đại sớm nhất về ngôi đình làng mà chúng ta được biết là vào thế kỷ 16, thời Mạc. Đó là ngôi đình Lỗ Hạnh, thuộc huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, còn ghi rõ năm làm đình “Sùng Khang thứ 10” (1576, Mạc Mậu Hợp). Trước đó, qua nhiều năm nghiên cứu di tích, các nhà lịch sử mỹ thuật của Viện Mỹ thuật và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng chưa phát hiện được ngôi đình nào thuộc thời Mạc, hoặc sớm hơn nó, ngoài một số đồ gốm cổ Bát Tràng - Như bình thờ, đèn thờ, lư hương có ghi các niên hiệu Diên Thành, Hưng Trị, Đoan Thái, Hồng Ninh. . .thời Mạc Mậu Hợp. Từ đây, các hoạ tiết trang trí trên chất liệu gỗ và gốm được xem là những đặc điểm cơ bản, điểm tựa của mỹ thuật Mạc, làm tư liệu để so sánh, đối chiếu đặng tìm ra những phong cách điêu khắc trang trí kiến trúc tương đồng trên gỗ ở một số công trình kiến trúc khác. Một loạt những bộ phận điêu khắc trang trí kiến trúc ngôi đình (chùa) đã được liệt kê tìm ra dấu vết thời Mạc - như đình Tây Đằng, chùa Bối Khê (Hà Tây), chùa Cói (Vĩnh Phúc), chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội, cuối thế kỷ 17)... là những dẫn chứng cụ thể. Đặc biệt là đồ án trang trí con rồng, con phượng và một số loại hình hoa văn khác nữa.
    • Điêu Khắc Gỗ Dân Gian
    • NXB Văn Hóa Dân Tộc 1995
    • Trần Phong
    • 91 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1lS5fsM4b-ZuNdfY2-ZF_gBBYs9xCpEge
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Apr 11, 2022

Share This Page