Đô Thị Việt Nam Dưới Thời Nguyễn (NXB Thuận Hóa 1999) - Nguyễn Thừa Hỷ, 221 Trang

Discussion in 'Lịch Sử Học' started by admin, Dec 25, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2021-12-10_16-14-39.png
    Từ đầu thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, khi các nước Phương Tây đã hoàn thành công nghiệp hoá, có nền kinh tế hàng hoá phát triển và bước vào xã hội văn minh thì Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Nhứng luật lệ phong kiến ngặt nghèo đã kìm hám sự phát triển của sản xuất hàng hoá, dẫn đến chỗ làm chậm quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Dân số đô thị lúc bấy giờ chỉ chiếm khoảng 1 – 2% dân số cả nước. Sau khi ba trung tâm buôn bán Cù Lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên suy sụp, một trung tâm buôn bán mới xuất hiện là Bến Nghé – Sài Gòn. Trong vùng Bến Nghé đã có nhiều khu vực chợ nằm cách nhau không xa như chợ Bến Thành, chợ Bến Sỏi, chợ Điều Khiển, chợ Nguyễn Thực, chợ Tân Cảnh Sài Gòn ở gan trung tâm Bến Nghé, có đường thuỷ nối với sông Cửu Long, đường bộ nôi với Biên Hoà, Bà Rịa, Trung Bộ.
    Nguyễn Ánh sau khi giành chính quýền đã chọn Huế làm kinh đồ. Thành phố Huế bắt đầu được xây dựng vào năm 1830 ở khu vực Chánh Dinh, tức Cấm Thành. Thành Huế nằm trên bờ sông Hương, có hình vuông được cải tiến mở rộng ở các trạm canh, mỗi cạnh dài 2235m. Thành cao 6m, dày 0,8m, xung quanh có hào bao bọc sâu tới 4m, có nơi rộng 60m. Trong thành có hàng trăm cung điện của nhà vua được bố trí theo hệ đối xứng, theo trục hướng tâm là điện Thái Hoà nhìn thẳng ra núi Ngự Bình. Xung quanh Cấm Thành là cung thành, là khu vực xây dựng các cung điện, nơi làm việc của các quan lại phong kiến, phần sau của thành so với bờ sông Hương là khu vực nhà ở. Trong thành không có nhà cao tầng và kiến trúc dồ sộ, nhà được xây dựng theo kiểu truyền thống, làm bằng gỗ; nhà dân không giống và không cao hơn nhà của vua quan phong kiến.
    Thế kỷ XIX, nước ta đã xuất hiện nhiều trung tâm thương nghiệp nhưng điển hình hơn nữa cả là Hà Nội và Hội An. Bước sang thế kỷ XIX, Hà Nội chuyên dần từ vị trí một kinh đô sang vị trí một trấn thành rồi tỉnh thành. Vai trò trung tâm chính trị của nó tuy có bị bị giảm sút trong thực tế, song vai trò trung tâm kinh tế của nó lại được tăng cường. Hà Nội lúc này bán các loại hàng lâm sản và vừa sản xuất, vừa bán các mặt hàng thủ công. Điều khiển cửa hàng là những thương gia cố định chứ không phải đại diện cửa hàng thủ công chuyên nghiệp.
    • Đô Thị Việt Nam Dưới Thời Nguyễn
    • Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng
    • NXB Thuận Hóa 1999
    • 221 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/19BQoc_Zi3GoJdGNa863o2PrxecdcSFL8
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Jul 1, 2023

Share This Page