Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu về các chất độc có nguồn gốc thiên nhiên hoặc nhân tạo. Trước đây độc chất học được ứng dụng nhiều trong ngành pháp y, gọi là độc chất học pháp y, với đường lối là hồi cứu, hướng về quá khứ. Khi nền sản xuất công nghiệp phát triển, các chất độc được sử dụng nhiều dưới dạng các hoá chất, yêu cầu bảo vệ lực lượng sản xuất trở nên cấp bách, do đó độc chất học có lĩnh vực ứng dụng rộng lớn, trong đó có độc chất học công nghiệp với đường lối dự phòng, hướng về tương lai. Theo thống kê, trên toàn thế giới hàng năm có hàng ngàn hoá chất được đưa vào sản xuất làm cho các hoá chất công nghiệp ngày càng phong phú. Trong quá trình phát triển sản xuất, các hoá chất độc có thể tác động đến hệ sinh thái và môi trường, vì vậy ảnh hưởng tới mọi sinh vật, trong đó quan trọng nhất là con người. Độc chất học sinh thái hay độc chất học môi trường, chủ yếu là không khí, nước, thực phẩm, đất, sinh vật... Cơ thể con người có thể được xem như một hệ thống mở trao đổi chất và năng lượng với môi trường xung quanh, qua nhiều quá trình phản ứng, mỗi phản ứng nằm trong một trạng thái cân bằng động. Chất độc trong môi trường xâm nhập cơ thể, tức là xâm nhập vào các cấu trúc phức tạp đã được cân bằng ổn định bởi các chất sống, các chất độc này gây ra các rối loạn với mức độ khác nhau, có thể phục hồi hay không thể phục hồi. Đó là tác dụng độc hại của hoá chất.https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1 Trong các môi trường khác nhau, chất độc có thể tác dụng xấu tới sức khoẻ của một cá thể hoặc một cộng đồng như một dịch bệnh. Do đó, độc chất học là cơ sở khoa học của dịch tễ học môi trường, giúp xác định nguy cơ đối với sức khoẻ, từ đó đề xuất các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bao gồm mọi đối tượng dân cư. Mục Lục: Lời nói đầu Phần 1: Đại cương về độc chất học công nghiệp Chương 1: Các khái niệm tổng quát. Chương 2: Các nguyên lý chung trong độc chất học công nghiệp. Chương 3: Hôn mê do nhiễm độc hoá chất. Chương 4: Các tác nhân hoá học gây ung thư hoặc có khả năng gây ung thư trong công nghiệp. Chương 5: Đại cương về vụi và tác hại sức khoẻ của bụi trong công nghiệp. Phần 2: Nhiễm độc do các tác nhân hoá học Chương 6: Nhiễm độc kim loại, á kim và các hợp chất của chúng. Chương 7: Các khí và hơi kích ứng. Chương 8: Các khí gây ngạt. Chương 9: Một số khí độc thường gây tai nạn bất ngờ trong công nghiệp. Chương 10: Nhiễm độc các dung môi công nghiệp. Chương 11: Nhiễm độc trong công nghiệp dầu mỏ. Chương 12: Nhiễm độc các hoá chất bảo vệ thực vật. Chương 13: Nhiễm độc trong công nghiệp chất dẻo. Chương 14: Tác hại sức khoẻ của các chất kiềm, các axit vô cơ và hữu cơ. Chương 15: Nhiễm độc Trinitrotoluen, Nicotion và Polyclobiphenyl. Phần 3: Dự phòng nhiễm độc trong công nghiệp Chương 16: Các nguyên tắc dự phòng nhiễm độc trong công nghiệp. Chương 17: Các trang bị bảo hộ lao động trong tiếp xúc với các chất độc công nghiệp. Chương 18: Phòng tránh tai nạn nhiễm độc khi vào và làm việc trong không gian kín. Chương 19: Kiểm tra giám sát chất độc trong không khí nơi làm việc, đánh giá tiếp xúc với môi trường nghề nghiệp. Chương 20: Phương pháp xác định các chất độc trong không khí bằng ống phát hiện. Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Môi Trường https://drive.google.com/file/d/0B7w57xpxgaT0TldNYU9tTmVuY3M/