Tôi sinh ra ở quê nội Triệu Phong và lớn lên ở quê ngoại Vĩnh Linh, nơi có “Truông nhà Hồ” làm chùn chân bao khách bộ hành một thuở. Hai quê đều thuộc tỉnh Quảng Trị, cách nhau khoảng 40km. Thế mà, 60 năm trước, để trở lại quê sau khi tập kết ra Vĩnh Linh, ông bà nội và ba tôi đã phải đi chặng đường 21 năm ròng rã (1954 - 1975). Tại sao lại mất nhiều thời gian như vậy? Xin thưa ngay rằng, đó chính bởi sự ngăn cách của dòng Hiền Lương -Vĩ tuyến 17. Một dòng sông hiền hòa như bao dòng sông khác đã bị “sự sắp đặt sẵn” của các cường quốc tham dự Hội nghị Genève (1954) chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời. Bao cán bộ, đồng chí, đồng bào, trong đó có những người thân trong gia đình tôi, tập kết ra Bắc với lời hẹn hai năm sau sẽ trở về. Thế nhưng, sự can thiệp của Mỹ với tham vọng ngăn chặn làn sóng cách mạng lan xuống Đông Nam châu Á đã biến dòng Hiền Lương thực sự trở thành đường chia cắt đất nước. Bao gia đình lâm vào cảnh “chồng Bắc vợ Nam”, “cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ”,... Để vượt qua dòng sông rộng chưa đầy 100m, cả dân tộc phải trải qua cuộc trường chinh 21 năm ròng rã, với bao mất mát hi sinh để cho Nam Bắc sum họp một nhà. Đôi bờ giới tuyến đã trở thành “hình ảnh thu nhỏ” của nước Việt Nam trong thời kì 1954 - 1975. Sông Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ chỗ là “chặng dừng” của cuộc trường chinh vĩ đại gần một thế kỉ bền bỉ đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã trở thành một tiêu điểm, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế khi Việt Nam là nơi tiêu biểu cho sự đối đầu Đông - Tây trong cuộc Chiến tranh lạnh. Đôi Bờ Giới Tuyến 1954-1967 NXB Tổng Hợp 2014 Hoàng Chí Hiếu 261 Trang File PDF-TRUE Link Download https://drive.google.com/file/d/1XXofZfUj5uyG4JGpQSd19erVDwsanklZhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1