Đối Sách Của Các Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ Ở Đông Bắc Á Về Chuyển Đổi Mô Hình Tăng Trưởng

Discussion in 'Ngoại Giao' started by nhandang123, Apr 8, 2022.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2025-5-4_20-25-22.png
    Không thể phủ nhận rằng, bước sang năm 2013, khu vực Đông Bắc Á tiếp tục chứng tỏ là một khu vực kinh tế năng động và có vai trò rõ rệt đối với sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Nhìn lại hơn một thập niên trôi qua, xét riêng ở góc độ kinh tế thì bức tranh kinh tế của khu vực đã và đang biểu lộ nhiều vấn đề khá đặc biệt và được giới nghiên cứu rất quan tâm. Sự nổi lên và tự khẳng định mình của nền kinh tế Trung Quốc trong vòng 30 năm cải cách như là một thế lực kinh tế mới. Năm 2010, Trung Quốc chính thức soán ngôi vị thứ hai thế giới từ tay Nhật Bản, với tổng quy mô kinh tế GDP đã đạt con số danh nghĩa là 5.878 tỷ USD. Chính vì vậy, với quan điểm lạc quan, đã có một số ý kiến giả thuyết cho rằng nếu những điều kiện quốc tế và khu vực không có những đột biến lớn, xa hơn là tới năm 2030, thì nền kinh tế Trung Quốc có nhiều khả năng trở thành một thế lực kinh tế lớn nhất, có vai trò ảnh hưởng và chi phối nền kinh tế của các thực thể trong khu vực và toàn cầu. Cùng với quan điểm lạc quan đó, khi bàn về tương lai vấn đề hợp tác và liên kết kinh tế giữa các nền kinh tế trong khu vực, chủ chốt là ba nền kinh tế lớn Trung Quốc đại lục, Nhật Bản và Hàn Quốc thì màu hồng có vẻ dường như sẽ được tô thắm cho bức tranh này. Đánh giá từ những động thái của mấy năm gần đây cho thấy, cả ba nước này đã và đang có chương trình hướng tới sự cam kết về gia tăng tính hội nhập và liên kết kinh tế chặt chẽ hơn. Mặc dù trong thời gian qua và hiện tại vẫn còn nhiều điều bất ngờ và gây ra những sự khác biệt không hề nhỏ giữa ba bên trong quá trình hướng tới việc thực thi các cam kết chính trị đó. Vì thế, câu hỏi đặt ra là, liệu tới năm 2020, viễn cảnh ý tưởng khu vực mậu dịch tự do Đông Á EAFTA hay một CJKFTA liệu có thành công trong tương lai không? Những điều nêu trên có thể tiếp tục trở thành các vấn đề kinh tế và được xem là một trong nhiều đặc trưng hình thành xu hướng vận động của bức tranh kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á trong thập niên hiện tại.
    • Đối Sách Của Các Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ Ở Đông Bắc Á
    • Về Chuyển Đổi Mô Hình Tăng Trưởng Và Thúc Đẩy Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
    • NXB Từ Điển Bách Khoa 2013
    • Phạm Quý Long
    • 272 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1RRnCtvfps8l2-VIxXRCHY2cfJv_hiKss
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: May 4, 2025 at 8:30 PM

Share This Page