Cũng như ở Việt Nam, trong truyền thống văn hoá Nhật Bản - thơ chiếm vị trí rất quan trọng. Nói cụ thể hơn, trong văn học Nhật Bản thì các thể thơ Tanka và Haiku là một phần quan trọng mà nhà thơ thường và quen viết, bạn đọc quen thưởng thức, đánh giá (bên cạnh đó còn có Choka - ta gọi là trường ca, chiếm tỷ lệ rất nhỏ). Theo ông Kenji Tomita - Giáo sư sử học Osaka thì trong truyền thống thi ca Nhật Bản, người ta bắt đầu từ lối thưởng thức vẻ tinh tuý của tạo hoá được viết ra cực kỳ hàm súc. Thơ Tanka (đoản ca) chỉ gồm 31 âm tiết (thói quen được tạo lập và kế tiếp trong sáng tác, tạo thành một thể thơ). Thơ ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa khá rõ rệt và theo đó, suy nghĩ hay cử chỉ của con người đan xen và tạo nên một mối quan hệ có tính xã hội đồng thời để gửi gắm tâm tư của họ. Thế rồi, cùng với thời gian, cách nghĩ, cách cảm ấy tiếp tục được phát huy, gạn đục khơi trong, người ta còn rút ngắn lại hơn nữa câu và âm tiết đến mức bài thơ chỉ còn ba dòng với 17 âm tiết, bây giờ quen gọi tên cũ là Hai Kư. Tính bình quân thì thơ Nhật Bản là thơ ngắn nhất thế giới, Hai Kư không hàm chỉ tên người, địa danh hay triều đại nào, cũng như ở Nhật Bản Oriori - uta cho bốn mùa chỉ… Đường Chiều NXB Văn Hóa Dân Tộc 2009 Phạm Công Hội, Phạm Sán 163 Trang File PDF-SCAN Link download https://thuvienleducanh.vn/detail/duong-chieu https://drive.google.com/file/d/1JkscF9K3s-H3NU6wLVLHbPBRkptKiFaPhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1