Đường Về Xứ Phật Tập 3 - Thích Thông Lạc, 368 trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by theringxxx, Jan 26, 2014.

  1. theringxxx

    theringxxx Member

    Đường Về Xứ Phật tập 3 ra đời sẽ chỉ thẳng cho quý vị biết rất rõ về thế giới siêu hình mà từ xưa cho đến ngày nay, con người trên hành tinh này từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc và tất cả các tôn giáo khác có mặt trên hành tinh này, ngoại trừ Phật giáo ra, đều chấp nhận có thế giới siêu hình. Thế giới siêu hình có thật hay không? Xin thưa quý bạn hãy đọc Đường Về Xứ Phật tập ba thì sẽ rõ.

    Về vấn đề giải quyết thế giới siêu hình là một vấn đề nan giải của loài người, vì từ xưa cho đến ngày nay, nhất là khoa học hiện đại đang truy tìm để xác chứng có hay là không có, nhưng các nhà khoa học hiện giờ đều điên đầu với những hiện tượng siêu hình mà không thể lý giải chứng minh bằng khoa học được.

    Chúng tôi là những hành giả của đạo Phật, lấy giới luật và giáo pháp của đức Phật làm hành trang và vũ khí để tiến bước vào tâm linh của mình, nói cách khác cho dễ hiểu hơn là chúng tôi dùng giới luật và giáo pháp của đức Phật điều khiển và khai mở thân ngũ uẩn. Khi khai mở thân ngũ uẩn tức là khai mở bộ óc của con người, khai mở bộ óc của con người tức là khám phá thế giới linh hồn của người chết.

    Thưa quý vị, thân ngũ uẩn là một bộ máy rất tinh vi mà tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều phải chấp nhận. Vì khoa học chưa có thể sáng tạo ra con người thật con người được, nhất là về phần tâm linh.

    Khoa học hiện đại đã phát minh ra bộ máy vi tính tuyệt vời làm việc đa năng, nhưng sánh với bộ máy thân ngũ uẩn của con người thì nó còn kém quá xa, vì máy vi tính không có phần tình cảm thương, yêu, ghét, giận, hờn, phiền não, khổ đau v.v..Nếu khoa học chịu khó không ngừng tiến triển thì chắc chắn bộ máy vi tính sẽ thay thế não bộ của con người để khám phá bộ não của con người, thì chừng đó thế giới linh hồn của người chết mới lý giải và minh chứng được sự thật thế giới siêu hình là không có.

    Ngày xưa, ông Galilé bảo rằng quả đất tròn, thì Giáo Hội La Mã cho rằng ông nói sai, vì Thiên Chúa bảo rằng quả đất vuông, cho nên ông bị kết tội tử hình. Ngày nay khoa học đã xác minh đúng là quả đất tròn thì mọi người ai cũng đều thương tiếc ông. (Nhưng có thuyết cho rằng ông Galilé bảo trái đất đi quanh mặt trời ngược lại kinh thánh Thiên Chúa cho rằng Mặt trời đi quanh trái đất).

    Cách đây 2545 năm, có một người Ấn Độ tên là Sĩ Đạt Ta (đức Phật) bảo rằng: “Thế giới siêu hình không có, nó chỉ là một thế giới tưởng (tưởng tri) mà thôi”. Cho đến ngày nay người ta cũng vẫn không tin lời nói này.

    Khi đức Phật tu tập xong và cảm nhận bộ máy thân ngũ uẩn thật là vi diệu và tuyệt vời, Ngài đã điều khiển nó bắt gặp các tần số âm thanh, sắc tướng và tất cả những hành động của những sự việc đã qua của những người chết còn lưu lại trong không gian. Bất kỳ thời gian quá khứ nào Ngài cũng bắt gặp lại được dễ dàng, những danh từ trong thời Ngài được gọi, đó là “Túc Mạng Minh”.

    Những hình ảnh, âm thanh và những hành động đã qua của con người còn giữ lại trong không gian này bất kỳ nơi đâu, khi điều khiển thân ngũ uẩn, nó đều bắt gặp các tần số hình ảnh và âm thanh một cách dễ dàng, danh từ trong thời Đức Phật gọi đó là “ Thiên Nhãn Minh”.

    Khi Đức Phật tu xong, Ngài truy tìm con người từ đâu sanh ra? Với chiếc máy thân ngũ uẩn Ngài đã điều khiển và tìm thấy được nguyên nhân sanh ra con người đó là “nghiệp lực nhân quả" mà danh từ trong thời Đức Phật gọi là “Lậu Tận Minh”.

    Sau khi chứng đạt chân lí xong Ngài dùng bộ máy thân ngũ uẩn truy tìm linh hồn con người tái sanh nơi đâu? Nhưng Ngài không bắt gặp linh hồn mà lại bắt gặp nghiệp lực nhân quả tái sanh luân hồi. Do đó trong bài kinh Pháp Môn Căn Bản Ngài quả quyết xác định thế giới siêu hình và hữu hình không có thật, chỉ là tưởng tri của con người dựng lên. Do sự dựng lên và chấp chặt mà loài người phải chịu khổ đau từ đời này sang đời khác; do sự dựng lên và chấp chặt con người đã đánh mất đạo đức làm người. Vì con người tin và nghĩ rằng: “Trong cuộc sống hiện hữu của họ còn có thế giới vô hình ngự trị,gia hộ bảo bọc cho họ”(Dù cho tạo tội như núi cả. Diệu pháp Liên Hoa tụng mấy hàng). Vì tư tưởng dựa lưng vào Thần Thánh biến dần họ trở thành những ác thú và còn hơn thế nữa,họ là những ác quỷ. Hiện nay có một số người dựa lưng vào thế giới siêu hình khủng bố, giết hại người vô tội thật đáng thương.

    Vì thế,Đức Phật nói sáu cõi luân hồi tức là nói sáu đẳng cấp sống của muôn loài vạn vật trên hành tinh này,trong đó có con người, vì con người được xem như một loài động vật.

    Nói đến cõi Trời tức là nói đến hành động thiện của con người, chứ không phải nói đến thế giới siêu hình, vì thế Đức Phật nói: “Ta đến cõi Phạm Thiên như duỗi cánh tay”. Lời nói này chúng ta phải hiểu đó là một trạng thái, một từ trường thiện hay ác, dục hay vô dục.

    Bởi vậy,Niết Bàn là một chân lý có thật, vì thế trong Tứ Thánh Đế, Diệt Đế là Niết Bàn, Niết Bàn là một trạng thái tâm diệt dục, chứ không có cõi giới Niết Bàn như các nhà Đại Thừa tưởng, vẽ ra và dựng lên nhiều cõi như: Nhị chủng Niết Bàn, Tứ Chủng Niết Bàn, Ngũ chủng Niết Bàn, v.v..

    - Nhị Chủng Niết Bàn gồm có:

    1- Hữu dư Niết Bàn

    2- Vô dư Niết Bàn

    - Tứ Chủng Niết Bàn gồm có:

    1- Bản lai tự tính thanh tịnh Niết Bàn.

    2- Hữu dư y Niết Bàn.

    3- Vô dư y Niết Bàn.

    4- Vô trụ xứ Niết Bàn.

    - Ngũ Chủng Niết Bàn gồm có:

    1- Cõi dục giới là nơi chứng quả mà mến mộ là Niết Bàn phàm phu thứ nhất.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    2- Mến mộ tính vô ái của Sơ Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ hai.

    3- Mến mộ tâm vô khổ Nhị Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ ba.

    4- Mến mộ sự cực duyệt của Tam Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ tư.

    5- Mến mộ sự khổ lạc đều quên của Tứ Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ năm.

    Bởi vậy mùi vị giải thoát chỉ có một, chứ không hai, nó cũng giống như nước biển chỉ duy nhất có một mùi vị mặn mà thôi,nhưng các Tổ sau này bày vẽ và chia chẻ Niết Bàn ra nhiều loại để lừa đảo mọi người rằng mình cũng chứng trong những trạng thái Niết Bàn.

    Làm sao bốn trạng thái Bốn Thiền là bốn Niết Bàn được, trong khi kinh sách Phật đã xác định rõ ràng: “Bốn trạng thái Tứ Thánh Định là bốn trạng thái cõi Trời” như:

    1- Sơ Thiền Thiên

    2- Nhị Thiền Thiên

    3- Tam Thiền Thiên

    4- Tứ Thiền Thiên

    Thật sự các nhà học giả phát triểncó nhiều ý thâm độc ác để đánh lừa Phật tử bằng nhiều cảnh giới Niết Bàn để biến dần trạng thái Niết Bàn thành cõi giới siêu hình Niết Bàn.

    Trong kinh Duy Ma Cật,khi Thiên nữ rải hoa tán thán pháp môn bất nhị thì hàng Bồ Tát như: Ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Thế Chí, Quan Âm thì hoa không dính,còn ngược lại hàng Thanh Văn như: Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, A Na Luật đều bị hoa dính đầy áo, đó là một việc làm của các Tổ soạn viết kinh sách phát triểnvới thâm ý hạ bệ các vị đại đệ tử của đức Phật, để làm sống lại thế giới siêu hình mà đã bị đức Phật bóp chết từ khi đạo Phật có mặt trên hành tinh này.

    Các vị đại đệ tử của Phật là một chứng cứ trạng thái Niết Bàn hiện tại trong cuộc sống hằng ngày và đến khi nhập diệt trạng thái đó vẫn không sai khác.

    Vì có một chứng cứ cụ thể như vậy cho nên thế giới siêu hình bị diệt mất, thế giới siêu hình bị diệt mất thì các tôn giáo trên hành tinh này không còn đất đứng, có nghĩa là không còn lừa đảo ai được nữa.

    Hiểu biết rất rõ điều này nên các giáo sĩ Bà La Môn thừa nước đục thả câu, tức là thừa lúc Phật giáo không có người tu chứng, nên soạn viết kinh sách lồng vào giáo pháp của Phật để biến tu sĩ Phật giáo thành các tu sĩ Bà La Môn mà không hay biết, các tu sĩ này cứ ngỡ tưởng mình là tu sĩ Phật giáo. Chúng tôi nói đến đây quý vị cứ suy ngẫm có đúng vậy không? Nếu đúng thì quý vị tin, còn không thì quý vị xem như đây là chúng tôi chưa từng nói những lời này.

    Người ta hạ bệ các vị đại đệ tử của đức Phật bằng nhiều cách, trên đây là một cách trong kinh Duy Ma Cật và các kinh khác còn rất nhiều.

    Như quý vị đã biết,giới luật của Phật là dạy sống trong những hành động đạo đức làm Người, làm Thánh. Ánh sáng đạo đức của Phật giáo như ánh hào quang khiến cho người đời đều tôn kính và quý trọng.

    Vì thế,đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, nếu các Thầy giữ gìn giới luật nghiêm túc thì hàng cư sĩ Phật tử sẽ trải tóc cho các Thầy đi trên đó”.Thời nào cũng vậy con người ai cũng quý trọng và tôn kính đạo đức, chỉ có những tu sĩ phạm giới, phá giới sống bừa bãi, ăn uống ngủ nghỉ phi thời, thường có những hành động vô đạo đức, nên mới lý luận phá giới luật của Phật, nhất là dựa vào những lời thêm bớt của các Tổ trong kinh sách, lấy cớ là Phật thuyết để mặc tình theo đó sống phóng dật chạy theo dục, thọ hưởng lạc thế gian mà các nhà học giả gọi đó là hợp thời.

    Giới luật của Phật khiến cho hàng bạch y (cư sĩ) quá kính trọng. Vì thế, các giáo sĩ Bà La Môn ganh tị, muốn diệt giới luật của Phật, nên khi đức Phật tịch thì họ lồng thêm vào những lời di chúc của đức Phật bằng câu kinh rất phi lý: “Này Ananda từ nay trở đi cho phép các Tỳ kheo tùy nghi bỏ các giới nhỏnhặt”.Lời dạy này thật là phi lý, giới luật của Phật là những hành động đạo đức giải thoát cho mình cho người, thì có giới luật nhỏ nhặt nào phải bỏ, chỉ có những tu sĩ phóng dật chạy theo dục lạc thế gian,tham ăn tham ngủ mới dựa vào những lời di chúc giả mạo của Bà La Môn mà ngang nhiên sống phạm giới phá giới luật.

    Người tu sĩ cũng như cư sĩ đệ tử của Phật sống mà không giới luật hay nói cách khác là khi thọ giới luật mà luôn lúc nào cũng sống phạm giới, phá giới thì làm đệ tử của Phật làm gì ? Thà là đừng quy y Tam Bảo, đừng xuất gia, đã quy y Tam Bảo và xuất gia mà giới luật vi phạm thì thử hỏi quý vị còn tu pháp môn gì của đạo Phật mà gọi là đạo Phật?

    Như đức Phật đã dạy: “Giới luật là trí tuệ, trí tuệ là giới luật”,đó là đức Phật nói đạo đức không làm khổ mình,khổ người. Ngài dạy tiếp: “Ta nói giới luật là nói tâm ly dục ly ác pháp, Ta nói tâm ly dục ly ác pháp, đó là Ta nói thiền định”.Cho nên, “Ta nói giới luật là nói tâm không phóng dật, Ta nói tâm không phóng dật đó là Ta nói Niết Bàn”.Do đó,trước giờ phút lâm chung đức Phật di chúc: “Ta thành Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”.Như vậy,đức Phật thành đạo không phải là do giới luật hay sao? Vậy mà tu theo đạo Phật,giới luật không nghiêm túc thì tu theo để làm gì? Có ích lợi gì? Có giải thoát gì đâu?

    Giới luật là một pháp môn sống đúng, tu tập đúng là con người có đạo đức, có trí tuệ, có thiền định và có sự giải thoát ngay liền như những lời trên đức Phật đã xác định.

    Nhìn lại sự tu tập của quý vị, quý vị có thấy mình tu hành đúng hay không? Đúng sao quý vị không nếm được mùi giải thoát? Mùi vị giải thoát của đạo Phật như thế nào?

    Sống không làm khổ mình,khổ người là giải thoát; sống ly dục ly ác pháp là giải thoát; sống tâm không phóng dật là giải thoát. Những sự giải thoát trên đây không phải do giới luật mà có hay sao?

    Thế mà thời nay người ta tu hành chỉ biết Thiền, Mật, Tịnh mà không biết giới luật thì tu hành như vậy không thể nào đúng đạo Phật được. Người tu hành có giới luật là người có đạo đức, người có đạo đức thì không chấp nhận thế giới siêu hình,vì thế giới siêu hình là thế giới phi đạo đức. Nếu tất cả tín đồ của Phật giáo đều sống đúng đạo đức thì có cần gì phải cầu khẩn, phải cúng tế những ông Thần, ông Thánh tưởng tượng đó.

    Người đệ tử của Phật sống đúng giới luật thì còn ai lừa đảo họ được, vì giới luật là trí tuệ “Giới luật ở đâu trí tuệ ở đó”, chỉ vì tín đồ Phật Giáo sống không đúng giới luật, do sống không đúng giới luật nên ngu si không trí tuệ, mê muội bị ngoại đạo lừa đảo. Đến giờ này họ còn chưa thức tỉnh, chưa biết đâu là nẻo chánh nẻo tà, luôn luôn không thấy Thầy Tổ của họ sống không đúng giới luật, sống không trí tuệ, đang sống trong cảnh giới mơ hồ ảo tưởng (bùa chú thần thông, Phật tánh ảo tưởng, Cực Lạc Thiên Đường mơ hồ).

    Tập 3 Đường Về Xứ Phật ,Thầy sẽ cố gắng làm sáng tỏ để mọi người hiểu biết rằng thế giới siêu hình không có, tuy rằng Thầy đã nhiều lần giải thích, nhưng có một số người quá cố chấp (kiến chấp theo kiểu tà kiến kinh sách phát triển) theo ngôn ngữ kinh sách phát triển mà không hiểu ý Phật .

    Những gì chúng tôi nói ở đây là một sự cố gắng làm sáng tỏ mọi vấn đề để đem lại sự lợi ích và giúp cho mọi người thoát khổ, sống một đời sống đạo đức không làm khổ mình,khổ người. Đạo Phật đến với mọi người là như thế, một sự an vui hạnh phúc thực tế và cụ thể không có mơ hồ, trừu tượng, ảo giác chút nào cả.

    Bước thứ nhất chúng ta đã đạt được, thì bước thứ hai đâu có khó khăn gì. Đức Phật đã nói: “Khi tâm định tỉnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng thì nhập định không có khó khăn, không mệt nhọc, không có phí sức”.

    Ở đây tâm định tỉnh và nhu nhuyễn như thế nào? Tâm định tỉnh, nhu nhuyễn là tâm ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp là tâm sống đúng giới luật nghiêm túc, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào cả. Nhờ giới luật nghiêm túc không phạm nên nhập định không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, chứ không như các pháp môn khác, tu tập thiền định mãi mà chẳng nhập được thiền định gì cả chỉ rơi vào trạng thái tưởng mà thôi. Cuối cùng thì chẳng có làm chủ sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt luân hồi được.

    Nếu cuộc đời tu hành mà sống không đúng giới luật thì đừng đi tu, dù đi tu cũng chẳng ích lợi gì, chỉ phí uổng một đời mà thôi.

    Đi tu mà phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới là những người diệt Phật giáo, phá nền đạo đức của Phật giáo, những người có tội lớn với nhân loại. Ngày mai lịch sử sẽ ghi và kết án những người phá hoại nền đạo đức này.

    Những gì trong tập sách này, chúng tôi đã nói ra có gì còn sơ sót,không vừa ý xin quý vị vui lòng suy ngẫm lại và sẵn lòng bỏ qua cho, chúng tôi rất biết ơn.
     

Share This Page