Đường Về Xứ Phật Tập 5 - Thích Thông Lạc, 377 trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by theringxxx, Jan 26, 2014.

  1. theringxxx

    theringxxx Member

    Từ nay về sau trong phần vấn đạo, để trả lời mỗi câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp, thành một bài pháp, chỉ thẳng những pháp nào của đạo Phật và những pháp nào không phải của đạo Phật, bằng cách chứng minh cụ thể, xác thực qua những bài kinh Nguyên Thủy của đức Phật, để quý vị tránh khỏi bị tà giáo ngoại đạo lấy pháp của mình mạo danh là giáo pháp của Phật giáo.

    Ngoài đời, trên thương trường có biết bao nhiêu mặt hàng giả mạo bằng những bao bì, nhãn hiệu, nhưng bên trong toàn là đồ “dỏm”. Trong Phật giáo cũng thế, chắc chắn phải có pháp môn giả. Tại sao chúng tôi biết như vậy?

    Vì trải qua nhiều thời gian năm tháng, trước kia chúng tôi chỉ nghe các bậc tôn túc thuật lại sự tu chứng đắc của các Tổ mà không trực tiếp thấy, còn hiện giờ chúng tôi đã thấy biết rất rõ ràng với thời gian hơn thế kỷ nay (100 năm). Thầy Tổ của chúng tôi từ người nầy đến người khác qua đời (viên tịch), không để lại cho chúng tôi một niềm tin sâu với Phật pháp. Khi còn sống các Ngài thuyết pháp rất hay, nào là thấy các pháp như mộng, như huyễn; nào là tiếp xúc với sáu trần như hoa đốm giữa hư không; nào là chết biết ngày, biết giờ, biết khắc, biết được tánh linh; nào là làm chủ sự sống chết. Nhưng đến giờ phút cuối cùng, chúng tôi chỉ thấy một hình ảnh đau thương nằm trên giường bệnh mệt nhọc khổ sở, đau đớn trăn trở và còn có lúc lại mê man chẳng còn biết gì cả trước khi viên tịch (chết).

    Thầy Tổ chúng tôi, họ đều là bậc chơn tu, tinh cần siêng năng, thức khuya, dậy sớm, xâu chuỗi không rời tay, lúc nào cũng thấy ngồi thiền, niệm Phật, công phu, bái sám không thời nào không có mặt, trừ khi làm Phật sự hoặc bệnh đau.

    Từ lúc bé, tám tuổi chúng tôi được vào chùa tu học với các Thầy Tổ, đến ở chùa nào cũng mang dòng phái Thiền Tông, Lâm Tế,Tào Động, Liễu Quán, Thái Thượng v.v.. Nhưng không thấy Thầy Tổ tu Thiền Tông, mà lại tu Tịnh Độ Tông.

    Sau những năm tháng theo Thầy tu học, lòng tin tưởng pháp môn Tịnh Độ, noi theo gương hạnh của Thầy Tổ tu tập, nuôi hy vọng niệm Phật cầu vãng sinh để về cõi Cực Lạc Tây Phương.

    Thời gian ấy,bỗng dưng làn gió Thiền Tông thổi đến, kinh sách Thiền rộ nở như hoa mùa xuân: nào là Pháp Bảo Đàn Kinh, Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Kim Cang Kinh; nào là Nguồn Thiền, Luận Tối ThượngThừa, Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, Thiền Luận, Thiền Đốn Ngộ v.v..

    Càng đọc những kinh sách này, chúng tôi càng say mê và tưởng mình như được của báu. Chúng tôi được theo tu học thiền, lớp học đầu tiên tại tu viện Chơn Không, do Hòa Thượng Thích Thanh Từ đảm trách hướng dẫn, ba tháng an cư tu học ở đó, sau ba tháng tu học, chúng tôi liền rời khỏi tu viện về Trảng Bàngthuộc tỉnh Tây Ninh, nhập thất tu tập suốt chín năm trời, chuyên cần tu tập pháp môn “Tri vọng” (Biết vọng liền buông), và hằng ngày thường sống nhìn các pháp như mộng, như huyễn, thấy lục trần như hoa đốm giữa hư không. Gần chín năm mài miệt tu hành, chúng tôi ngộ tất cả “công án Thiền Tông, ngồi thiền thì không còn vọng tưởng, (chẳng niệm thiện niệm ác) trạng thái tâm hồn yên lặng nhưhoà mình trong vũ trụ, lúc bây giờ chúng tôi tỉnh thức rất rõ. Nhưng xét lại không biết cách nào làm chủ sự sống chết, tâm mình cũngvẫn còn bất an, bất toại nguyện, phiền não, (tham, sân, si), biết rằng gặp những việc bất toại nguyện thì thấy những việc đó như mộng, như huyễn, như hoa đốm giữa hư không. Dù biết vậy, nhưng tâm vẫn còn phiền não chưa thật sạch, phải đợi có thời gian nữa, nhưng phải đợi đến bao lâu? Hay đời này hết qua đời khác... Các Tổ dạy: “Tuỳ duyên tiêu cựu nghiệp”, có chỗ dạy: “Hồn nhiên” câu nói này là một lý thuyết suông, “tuỳ duyên” như thế nào để tiêu cựu nghiệp? Không có pháp hành cụ thể rõ ràng, lời nói suông để lừa người.

    Đối với các pháp Đại Thừa, từ Tịnh Độ Tông cho đến Mật Tông, sự tu tập đối với chúng tôi gần như mất hy vọng. Vì chính ông thân của chúng tôi là một tu sĩ Mật Tông, chú thuật của ông có nhiều thần lực lạ kỳ, nhưng lại để trị bệnh, bói toán như một phù thủy, bùa chú tuy linh hiển nhưng chúng tôi không thấy nó làm chủ sự sống chết, tự tại anvui trong cuộc sống mà chỉ làm chuyện danh lợi như các nghề khác trong thế gian.

    Chúng tôi tư duy, suy nghĩ và rất khắc khoải trong lòng, nghĩ đến mình tu hành đến giờ nầy "Đời chẳng ra đời, Đạo chẳng ra đạo”. Nếu bây giờ chúng tôi trở ra đời thì quá muộn màng, tuổi đã 44 rồi còn gì nữa, ở trong đạo thì biết pháp nào tu cho đến nơi đến chốn đây: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, độ hết chúng sanh thì thành Phật”. Những điều kinh sách phát triển đã dạy, chúng tôi đều chuyên cần siêng năng, tinh tấn tu hành không dám biếng trễ, thế mà xét lại tâm mình chưa được làm chủ, cuộc sống còn nhiều bất toại nguyện, tâm vẫn còn ham muốn “danh lợi, ăn ngủ còn thích, thấy nữ sắc còn muốn nhìn”, gầnsuốt chín năm trời, sự tu hành dường như tránh né và trốn chạy các pháp thế gian, không tìm thấy một sự giải thoát chân thật ở nội tâm mình, chúng tôi tư duy và suy nghĩ: “có phảichăng các pháp môn của hệ phái phát triển là pháp môn ức chế tâm chăng?”.

    Để được trả lời câu hỏi này một cách cụ thể. Sau này chúng tôi tự tu “Giới, Định, Tuệ” pháp môn của đức Phật, theo kinh sách Nguyên Thủy dạy, chúng tôi thấy kết quả xả tâm ngay khi bắt đầu tu rất rõ ràng. Nhờ có tu tập, có kết quả trong pháp môn, “Tam VôLậu Học”. Bây giờ chúng tôi đã thấu biết được rõ và mới dám quả quyết xác định “kinh sách phát triển là pháp môn ức chế tâm thuộc loại thiền tưởng” (tà thiền).

    “Chẳng niệm thiện niệm ác, thấy các pháp như mộng, như huyễn, thấy sáu trần như hoa đốm giữa hư không”, chúng tôi đã thực hiệnnhững câu này đã nằm lòng, hễ có các pháp đến thì những câu này xuất hiện nhanh chóng, chúng tôi dùng nó đuổi các ác pháp đi hoặc tâm tham muốn của mình (tâm dục), đuổi một lúc nó mới chịu tan biến. Đuổi mãi chúng,chúng mới đi, nhưng chẳng bao giờ diệt chúng được, một bằng chứng hiển nhiên, vì không có đối tượng thì chúng không có mặt, mà hễ có đối tượng thì chúng hiện ra. Thấm thoát thời gian gần chín năm trời mà tâm chúng tôi vẫn chưa an. Tự cảm thấy như mình là kẻ trốn chạy các pháp thế gian, tránh né sáu trần và cuối cùng xét lại các pháp môn tu hành của Đại Thừa và Thiền Đông Độ này không thể giải thoát được thân tâm.

    Không biết giờ này các bạn đồng tu của chúng tôi, tu hành ra sao? Riêng chúng tôi lúc này (năm 1980), chúng tôi rất ngao ngán với số phận làm thầy tu. Một hình ảnh đen tối đến với chúng tôi, và tự nghĩ: “hay mình tìm một nơi đâu, trong rừng hoang vắng rồi tự tử cho xong đời (kiếp đời tu sĩ)”, nhưng một hình ảnh hiện lên trong chúng tôi, một người mẹ già yếu đuối, tóc bạc phơ, lưng còm, tuổi đời gần chín mươi, sự sống không còn bao lâu nữa, hằng ngày nấu cơm bưng vào thất, giúp chúngtôi sống tu hành. Nhờ hình ảnh ấy, nếu không có mẹ, chắc chúng tôi không thể sống và tiếp tục tu theo con đường giải thoát của đạo Phật, niềm hy vọng tu hành giải thoát đã trở thành mây khói.

    Trong lúc tâm hồn chúng tôi đang chán nản tận cùng, trước mặt là bước đường cùng của kiếp đời tu sĩ.

    Bỗng nhiên, chúng tôi nhớ đến lời của Hòa Thượng Minh Châu, Ngài đã nói trong bài tựa kinh Trung Bộ tập 2 Pàli-Việt đối chiếu: “Càng dịch chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự Nguyên Thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử, không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy. Càng dịch càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc của các Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị nhữngtư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che giấu không được biết đến, không được học hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý. Mặt trời bao giờ cũng là mặt trời”.

    Nhớ đến đây, những lời này, chúng tôi cố tìm lại bộ kinh Nguyên Thủy Pàli-Việt để trên tủ sách trong thất, do Hòa Thượng Minh Châu dịch lần đầu tiên. Tôi lấy xuống và bắt đầu nghiên cứu lại bộ kinh sách này. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lời Phật dạy rất kỹ, chúng tôi sống và tu tập đúng theo lời dạy của đức Phật: “Giới, Định, Tuệ”.

    Theo lộ trình “Tam Vô Lậu Học”, sống đúng giới hạnh, lấy giới luật phòng hộ sáu căn, đời sống thiểu dục ít muốn, biết đủ luôn theo pháp “Định Tư Cụ”, ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Nhờ đó, kết quả tâm hồn thanh thản, an lạc, tâm thường quay vô, không phóng dật, biết rõ những hoạt động trong nội thân, tâm luôn không để ý sáutrần, nên thấy rõ thân tâm có một cuộc sống giải thoát an lạc, vô sự.

    Càng giữ gìn “Giới luật”, càng tu tập “Tứ Chánh Cần” thì kết quả thân tâm giải thoát rất rõ ràng và cụ thể. Càng tu lại càng ham thích, tự tâm siêng năng và tinh tấn không cần cố gắng nhiều và bắt buộc mình, tự nó siêng năng tinh tấn.

    Nhờ sự nghiên cứu và tu tập các pháp môn này kết quả tâm bất động trước các pháp, nên trí tuệ được triển khai, nhờ thế chúng tôi rất am tường thông hiểu kinh sách Nguyên Thủy và có đầy đủ kinh nghiệm, vì vừa nghiên cứu lý thuyết, vừa thực hành lời dạy của đức Phật nên từng bài kinh, từng câu, từng chữ trong tạng kinh Pàli chúng tôi hiểu rất vững vàng.

    Riêng về kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ, chúng tôi đã bỏ công tu tập chín năm trời, nên những trạng thái ức chế tâm, tu tập các pháp hành của thiền Đông Độ và Đại Thừa chúng tôi đều biết rất rõ. Vì vậy, khi được hỏi điều gì đến những trạng thái định có liên quan đến Phật giáo dù ở bộ kinh nào của: Đại Thừa, Thiền Tông và Nguyên Thủycủa Đại Thừa, Thiền Tông và Nguyên Thủy. Chúng tôi xin trình bày ngay đến quý vị, đáp ứng các yêu cầu để làm sáng tỏ lại Phật giáo, còn nếu không có ai hỏi thì thôi. Đối với chúng tôi ai tu sao cũng được, có giải thoát hay không giải thoát là quý vị nhờ và chịu lấy. Chuyện Phật Pháp không phải chuyện riêng của chúng tôi mà là của chung mọi người.

    Chúng tôi trả lời đây, vì duyên của quý vị hỏi, chứ không phải tự chúng tôi đặt ra câu hỏi để trả lời nhằm có mục đích gì. Mặc dù, chúng tôi biết phật giáo phát triển đã truyền vào đất nước Việt-Nam đầu thế kỷ thứ ba cuối thế kỷ thứ hai và Thiền Tông truyền vào thế kỷ thứ năm, thành một truyền thống dân tộc của đất nước này, muốn xóa nó không phải là một việc dễ làm, nhưng chúng tôi nghĩ đến số phận của những người tu như chúng tôi, nên chúng tôi nói, ai có tin thì tin, không tin thì thôi, tu hành có được thì quý vị nhờ, không được thì quý vị chịu, giải thoát cho quý vị đâu có liên quan gì đến chúng tôi.

    Chúng tôi trả lời vì sự bắt buộc ở câu hỏi của quý vị, nếu không trả lời, chúng tôi phụ lòng quý vị, mà trả lời cho quý vị thì phải nói thẳng, nói đúng, nói cái sai, cái không đúng của đạo Phật; nói cái sai tu hành sanh ra bệnh tật điên khùng; nói cái sai để quý vị không bị kẻ khác lừa đảo bởi những pháp mê tín, phi đạo đức; nói cái sai để quý vị khỏi bị kẻ khác lường gạt, làm tiền, làm danh, hoặc buôn Phật, bán pháp (kinh doanh tôn giáo).

    Vì cảm thông sự tu hành rất khó khăn và dễ bị lầm đường lạc lối. Do đó, chúng tôi nói ra cái sai để quý vị không uổng phí một đời tu hành, ngược lại quý vị cho rằng chúng tôi bài bác các Tổ sư, chống trái kinh sách phát triển.

    Kính thưa quý vị! Chúng tôi chống trái để làm gì? Khi chúng tôi cũng là một nạn nhân của các pháp môn này, chúng tôi nói ra vì quý vị, quý vị có hiểu thấu chăng? Chúng tôi là chiếc xe đã lọt hố muốn cho các xe sau đừng lọt hố nữa nên cảm thông những câu hỏi của quý vị mà chúng tôi trả lời, biết như thế nào chúng tôi nói như thế nấy, đúng sai quý vị còn suy ngẫm.

    Khi chúng tôi trả lời, chỉ mong quý vị suy ngẫm kỹ lời chúng tôi nói và lời kinh Nguyên Thủy dạy, có tương ưng, có phù hợp, có đúng nghĩa hay không? Đúng thì quý vị tin chúng tôi, bằng không đúng thì quý vị đừng tin và cũng đừng cười chê vì chúng tôi cũng chỉ là con người như quý vị.

    Chúng tôi cũng là một con người phàm phu như quý vị, nhờ sống đúng giới hạnh và giới đức, tu tập đúng các pháp của Phật đã dạy. Từ đó, chúng tôi sống trong đạo đức “Nhân quả không làm khổ mình, khổ người”. Hằng ngày tu tập tỉnh thức trong mọi oai nghi tế hạnh, cả niệm hơi thở, chúng tôi đều hướng tâm ly tham, sân, si và ái dục, nhờ thế chúng tôi thấy được tâm mình giải thoát, đó cũng là mãn nguyện lắm rồi.

    Vì đã không làm khổ mình, khổ người, chúng tôi thấy rất rõ là tâm chúng tôi đã “ly dục, ly ác pháp”. Ly dục ly ác pháp, tức là chúng tôi đã làm chủ được cuộc sống của chúng tôi. Làm chủ cuộc sống, tức là làm chủ được “Sanh” như trong kinh Phật đã dạy. Sanh là một trong bốn cái khổ của kiếp con người.

    Chúng tôi trở về pháp môn Nguyên Thủy, tu tập chỉ trong vòng sáu tháng, làm chủ được tâm, không còn thấy các pháp như mộng, như huyễn, sáu trần như hoa đốm giữa hư không nữa mà lại được giải thoát.

    Nhờ tu tập có kinh nghiệm và nghiên cứu toàn bộ kinh Nguyên Thủy, nên lập trường trả lời của chúng tôi đều dựa vào đó dựng lại Phật giáo, trong lúc giáo pháp của Phật đã bị dìm mất, ít có người được biết đến. Vì vậy, chúng tôi trả lời quý vị không ngoài lời Phật dạy. Tin hay không tin, đó là quyền của quý vị, chúng tôi thì nói thẳng, nói thật mà thôi, chứ không có tâm phỉ báng giáo pháp ai hết.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Xin thưa cùng quý vị, chúng tôi biết rằng, “lời thật mất lòng”, nhưng vì bị hỏi chúng tôi phải nói toạc sự thật thẳng thừng để cho mọi người không bị tà giáo ngoại đạo của kinh sách phát triển lừa đảo và những người đang tu hành không lầm lạc pháp môn của ngoại đạo này đã tu dở chết dở sống (Đời chẳng ra đời, Đạo chẳng ra đạo) giống như chúng tôi tu hành ở những năm 1980. Chúng tôi cảm thông với những người tu sĩ ấy, có nhiệt tâm có quyết tâm tìm đường giải thoát trong đạo Phật như chúng tôi lúc trước.

    Chúng tôi chỉ ước mong những câu trả lời của chúng tôi sẽ làm sáng tỏ những gì của đạo Phật đang bị che mờ bởi giáo pháp của Bà La Môn. Với thâm ý của chúng tôi không muốn chống trái ai hết, ai có duyên tu pháp môn nào cũng được, nhưng có tu giải thoát được thì dạy người, bằng tu chưa có kết quả thì đừng dùng lý thuyết suông lừa đảo gạt người, gây mê tín, dị đoan khiến cho mọi người khổ sở, phí hết kiếp người và cũng đừng vì quyền lợi, ích kỉ, nhỏ mọn mà gán các pháp môn của ngoại đạo đó cho là của Phật giáo, thì chúng tôi rất đau lòng.

    Phật giáo không có các pháp môn thiền tưởng, không có pháp mê tín, trừu tượng, mơ hồ. Vì thế, buộc lòng chúng tôi phải nói thẳng để cho người đời sau đừng lầm lạc một cách đáng thương.

    Chúng tôi tu hành theo Phật giáo mà đã bị lừa gạt và lầm lạc pháp môn của ngoại đạo, nhiều khi chúng tôi muốn chết hơn là sống. Vì sống làm gì “Đời chẳng ra đời, Đạo chẳng ra đạo”, sống bằng ba tấc lưỡi, gạt người, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ gia đình, vợ con, bỏ cả thân bằng quyến thuộc, bỏ của cải, tài sản, sự nghiệp, nhà cửa, để đi tu, mong tìm đường giải thoát thân tâm mình, chứ đâu phải để thành tên lừa đảo có sách vở.

    Vì cảm thông nỗi khổ đau của những người đồng “bệnh”, nên chúng tôi nói thẳng, chẳng hề sợ hãi trước thế lực quyền uy của kẻ khác, dù chúng tôi có ra sao và như thế nào, chúng tôi cũng vui mừng, vì đã nói một sự thật, có lợi ích cho muôn người, không phải vì cá nhân của chúng tôi.

    Chúng tôi trả lời thẳng vì tín đồ Phật giáo khắp năm châu bốn biển đang hướng về Phật giáo chân chánh.

    Chúng tôi trả lời thẳng vì đạo đức của Phật giáo đã bị đánh mất, bởi giáo pháp của ngoại đạo (Đại Thừa), thay thế vào một đạo đức mê tín, làm cho nhân loại mất đi một nền đạo đức sống thực, một nguồn hạnh phúc, an vui của mọi người.

    Chúng tôi trả lời thẳng, chỉ vì con người trên hành tinh này đang cần một nền đạo đức “nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người”.

    Trên cuộc đời này duy chỉ có đạo Phật mới có một nền đạo đức công lý và công bằng đúng đắn như vậy mà thôi.

    Chúng tôi nói thẳng vì lợi ích chung cho con người trên hành tinh này, dù ai có nghĩ sao về chúng tôi, cho chúng tôi là điên khùng, dốt nát, không thông suốt kinh sách Phật giáo, không hiểu giới luật Phật là gì, nói bậy bạ không trúng vào đâu, chúng tôi vui lòng chấp nhận cả. Nhưng xin mọi người hãy theo đúng giáo pháp Nguyên Thủy của đức Phật mà tu tập và sửa những gì sai trái để xây dựng cho mình một tâm hồn thấm nhuần đạo đức nhân quả của đạo Phật (không làm khổ mình, khổ người) thì chúng tôi đã mãn nguyện lắm rồi.

    Trải qua thời gian tu tập chúng tôi biết rất rõ con đường nào tu tập đi đến kết quả làm chủ sanh, già, bệnh, chết của Phật giáo. Con đường ấy không phải để cho những người tu hành phạm giới, bẻ vụn giới, phá giới như các vị Tỳ Kheo của Phật giáo phát triểnbây giờ. Phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, sống không đúng giới đức, giới hạnh, đời sống không thiểu dục tri túc, không lấy giới bổn phòng hộ sáu căn, ăn uống ngủ nghỉ phi thời, không sống độc cư thì dù họ có tu trăm ngàn kiếp vẫn không đến đâu, chỉ uổng cho một đời tu mà thôi.

    Trả lời những câu hỏi của quý vị, nói thẳng sẽ đụng chạm rất nhiều, mong quý vị vui lòng tha thứ cho và quý vị hãy suy ngẫm những lời chúng tôi nói, nếu sai xin quý vị bỏ qua cho, còn đúng xin cầu chúc quý vị may mắn gặp thiện hữu tri thức có kinh nghiệm hướng dẫn tu tập đến nơi đến chốn.

    Tu hành giải thoát làm chủ thân tâm không phải việc dễ làm, nếu tu tập một mình, giống như người đi biển không có la bàn, vào rừng không có người hướng đạo.

    Nếu chúng tôi có trả lời điều chi sai sót xin những bậc cao minh, chân tu, thạc đức chỉ giáo, chúng tôi thành kính tri ân.
     

Share This Page