Fukuzawa Yukichi Và Nguyễn Trường Tộ-Tư Tưởng Cải Cách Giáo Dục - Nguyễn Tiến Lực, 134 Trang

Discussion in 'Giáo Dục Học' started by admin, Jul 3, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-10-26_23-17-32.png
    Vào giữa thế kỷ XIX, với sự xâm nhập ồ ạt của chủ nghĩa tư bản phương Tây, các nước phương Đông đều đứng trước những thử thách vô cùng to lớn: hoặc bị xâm chiếm, biến thành các nước thuộc địa, hoặc từng bước trở thành các nước phụ thuộc, hoặc phải ký kết những hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây. Trong tình hình đó, ở các nước phương Đông đều đã xuất hiện các nhà tư tưởng chủ trương mở cửa, cải cách, học tập chính nền văn minh phương Tây để tiến kịp các nước phương Tây, bảo vệ độc lập cho đất nước. Fukuzawa Yukichi của Nhật Bản và Nguyễn Trường Tộ của Việt Nam là những nhà tư tưởng như vậy. Fukuzawa Yukichi là nhà khai sáng và nhà giáo dục lừng danh của Nhật Bản vào nửa sau thế kỷ XIX. Ông là người đả phá mạnh mẽ lối hư học, chủ trương giáo dục thực học, cổ vũ việc học tập văn minh phương Tây, xây dựng nền giáo dục cận đại, tiên tiến của Nhật Bản. Chính phủ Meiji (Minh Trị), đặc biệt là Bộ Giáo dục đã tiếp nhận và thực thi những tư tưởng giáo dục của ông, đem tới những thành tựu vô cùng to lớn trong sự nghiệp cận đại hóa đất nước. Nguyễn Trường Tộ là nhà tư tưởng cải cách nổi tiếng của Việt Nam giữa thế kỷ XIX. Tư tưởng cải cách của ông được trình bày trong gần 60 điều trần mà ông liên tục gửi cho triều đình nhà Nguyễn trong gần 10 năm, từ năm 1863 đến năm 1871. Trong lĩnh vực giáo dục, những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ mang tính tiên phong, có nội dung phong phú, sâu sắc. Ngay từ đầu thế kỷ XX, những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã được nhìn nhận và đánh giá cao. Trong tác phẩm nổi tiếng Việt Nam Quốc sử khảo, Phan Bội Châu đã ca ngợi Nguyễn Trường Tộ là “người khai mầm văn hóa đầu tiên ở nước ta”. Qua các điều trần, Nguyễn Trường Tộ đề cao việc học thực dụng và nêu ra quan điểm giáo dục mới “học tập, bồi dưỡng nhân tài là con đường rộng lớn để đưa đất nước đi tới giàu mạnh”. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, triều đình nhà Nguyễn đã không tin và không thực thi những cải cách, trong đó có cải cách giáo dục của ông, bỏ mất cơ hội có thể xây dựng một nền thực học tiên tiến cho Việt Nam.Ngay từ khi còn học tập, nghiên cứu ở Nhật Bản, tôi cũng đã quan tâm nghiên cứu đến tư tưởng khai sáng của Fukuzawa Yukichi và tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ.
    • Fukuzawa Yukichi Và Nguyễn Trường Tộ-Tư Tưởng Cải Cách Giáo Dục
    • NXB Tổng Hợp 2013
    • Nguyễn Tiến Lực
    • 134 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1cHRNWivhCMODz3WDriTQpFLHjJrpiLd1
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Oct 26, 2022

Share This Page