Trong cuốn sách này, từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam. Sách được chia làm 11 chương, trong đó 3 chương đầu khái quát cơ bản về các khái niệm giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống. Từ chương 4 đến chương 10 là phần chính của sách, tác giả tập trung phân tích 7 đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Các phạm trù được trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa giống như một “bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Những giá trị ấy, theo tác giả, đã định hình với những nét cơ bản ngay từ thời Văn Lang xa xưa, được phát triển độc lập, không bị đồng hóa do những ảnh hưởng từ bên ngoài. Điều khá đặc biệt là tác giả nhấn mạnh trong bảng giá trị tinh thần, yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo tiêu chuẩn cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người. Chương cuối cùng mang tính kết luận tổng quát, tác giả nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người kết tinh mọi giá trị truyền thống của dân tộc với những giá trị truyền thống của dân tộc và sự kết hợp những giá trị cao đẹp của nhân loại. Giá Trị Tinh Thần Truyền Thống Của Dân Tộc Việt Nam NXB Tổng Hợp 1993 Trần Văn Giàu 354 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1Twx1jeXuuJvDVYySXoJnCEaYPoDxpxgIhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1