Giáo Dục Đại Học Hoa Kỳ NXB Giáo Dục 2006 Lâm Quang Thiệp, D.Bruce Johnstone, Phillip G.Albach Dịch: Đỗ Thị Diệu Ngọc 350 TrangMột khung cảnh so sánh giáo dục đại học (GDĐH) như cuốn sách này có thể rất hữu ích ít nhất về ba phương diện. Thứ nhất, một bức tranh như thế giúp chúng ta hiểu các nước khác và các nền văn hoá khác, và với một lĩnh vực vừa rộng mở vừa bao quát như nền GDĐH trong xã hội Mỹ thì một sự am hiểu về nó có thể vừa thể hiện vừa củng cố những khía cạnh của nền văn hoá Mỹ rộng lớn hơn (ví dụ như việc người Mỹ yêu thích những cuộc tranh tài thể thao hay mối quan tâm của họ đối với sự bình đẳng về cơ hội). Thứ hai, những nghiên cứu mang tính so sánh sẽ cung cấp những ý tưởng có thể áp dụng hiệu quả - hoặc không thể áp dụng - ở “nước chủ nhà”. Trong trường hợp đó, việc Hoa Kỳ sớm đi vào một nền GDĐH đại chúng, hệ thống GDĐH phi tập trung hoá và đặc biệt linh hoạt của nó (mà tốt hơn nên gọi là không - hệ thống), các trường đại học tư trải dài hai đầu một dải từ phía chọn lọc nhất và uy tín nhất đến phía ít chọn lọc nhất và kém uy tín nhất, và thành công của nó trong việc đảm bảo một nguồn thu nhập phi chính phủ cả ở khu vực công và tư là những đặc trưng đã và đang được đưa vào chương trình nghị sự của nhiều quốc gia. Việt Nam có thể được lợi từ việc tham khảo những thành công và thất bại của nó về phương diện các mục tiêu mà Việt Nam đặt ra cho GDĐH và văn hoá của mình. Cuối cùng, một nghiên cứu so sánh đối với một hệ thống giáo dục khác giúp cho sinh viên hoặc các học giả hay độc giả hiểu rõ hơn không chỉ về “một hệ thống khác” (trong trường hợp này là hệ thống của Hoa Kỳ) mà còn hiểu rõ hơn về chính mình (trong trường hợp này là hệ thống của Việt Nam). Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Giáo Dục http://sachviet.edu.vn/threads/tuyen-tap-ebook-doc-nhat-chi-co-tai-sach-viet.23314/https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1