Giáo Dục Giới Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Ở Vùng Dân Tộc Thiểu Số - Nguyễn Anh Dũng, 132 Trang

Discussion in 'Tủ Sách Sau 1990' started by quanh.bv, Aug 2, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Giáo Dục Giới Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Ở Vùng Dân Tộc Thiểu Số
    NXB Giáo Dục 2012
    Nguyễn Anh Dũng
    132 Trang
    Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã khẳng định, mọi trẻ em đều có quyền được phát triển, trong đó bao gồm quyền được hưởng mọi hình thức giáo dục. Tuyên ngôn giáo dục cho mọi người cũng chỉ ra rằng tất cả các quốc gia phải đảm bảo cho tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái được tiếp cận giáo dục chất lượng. Bình đẳng giới trong giáo dục là mục tiêu được khẳng định trong các cam kết quốc tế về giáo dục.
    Thực hiện các cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã xem bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Điều đó được khẳng định qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như : Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003 - 2015, Luật Bình đẳng giới (2006), Luật Phòng chống bạo lực gia đình, tạo cơ sở pháp lí cho việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.
    Với sự nỗ lực của toàn xả hội, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Việt Nam về cơ bản đã đạt bình đẳng giới ở giáo dục cơ sở. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự khác biệt khá lớn giữa các vùng miền, dân tộc trong tiếp cận với giáo dục cơ sở, vẫn còn một bộ phận trong xã hội, đặc biệt trẻ em gái và phụ nữ chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi, cũng như dịch vụ giáo dục. Đây là những thách thức lớn của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong giáo dục. Để tạo điều kiện cho trẻ em vùng dân tộc, đặc biệt là trẻ em gái tiếp cận giáo dục, bên cạnh việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trường học, cần giáo dục nâng cao nhận thức về giới và tầm quan trọng của giáo dục cho các em. Với mục đích đó, Dự án Phát triển giáo dục THCS II phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục biên soạn tài liệu hướng dẫn giáo viên Giáo dục giới cho học sinh trung học cơ sở vùng dân tộc thiểu số.
    Các nội dung chính của sách như sau :
    PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
    1. Một số khái niệm liên quan đến giới
    2. Bình đẳng giới trong giáo dục
    3. Thực trạng việc giáo dục giới và bình đẳng giới
    4. Phương pháp giáo dục giới, bình đẳng giới trong giáo dục
    5. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Trung học cơ sở vùng dân tộc thiểu số
    6. Luật Bình đẳng giới
    7. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
    PHẦN II. HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC GIỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
    Chuyên đề 1. Giới và giới tính
    Chuyên đề 2. Bình đẳng giới, công bằng giới
    Chuyên đề 3. Vai trò, khả năng và quyền của phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số
    Chuyên đề 4. Trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc với công việc gia đình
    Chuyên đề 5. Phụ nữ dân tộc làm kinh tế
    Chuyên đề 6. Một số định kiến giới, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số cản trở thực hiện bình đẳng giới
    Chuyên đề 7. Phòng chống bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ và trẻ em
    Chuyên đề 8. Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái
    Chuyên đề 9. Tệ nạn tảo hôn và tương lai của trẻ em gái dân tộc
    Chuyên đề 10. Những khó khăn cản trở trẻ em gái dân tộc đi học
    Tài liệu không chỉ cung cấp những nội dung, kiến thức cần thiết cho học sinh, mà còn chỉ ra các hoạt động cụ thể với phương pháp cùng tham gia nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và phát triển những kĩ năng vốn có của học sinh liên quan đến vấn đề này. Tài liệu được biên soạn theo từng chuyên đề, mỗi chuyên đề được xây dựng các hoạt động cụ thể theo một tiến trình logic để giáo viên dễ thực hiện.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page