Giáo Trình Tin Học Lý Thuyết (NXB Cần Thơ 2009) - Võ Huỳnh Trâm, 115 Trang

Discussion in 'Công Nghệ Thông Tin' started by admin, Nov 11, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Để đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn sinh viên, nhất là sinh viên chuyên ngành tin học, Khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi đã tiến hành biên soạn các giáo trình, bài giảng chính trong chương trình học. Bài giảng môn Tin học lý thuyết này được biên soạn cơ bản dựa trên quyển “Introduction to Automata Theory, Languages and Computation” của John E. Hopcroft và Jeffrey D. Ullman, xuất bản bởi Addison-Wesley vào năm 1979. Giáo trình cũng được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm môn Lý thuyết ngôn ngữ hình thức và Ôtômát của chúng tôi.
    Tin học lý thuyết bao gồm việc nghiên cứu Lý thuyết ngôn ngữ hình thức và ôtômát đặt nền tảng mạnh mẽ trên lý thuyết tập hợp, hàm, ánh xạ, quan hệ và lý thuyết đồ thị. Hai kỹ thuật chứng minh quan trọng được sử dụng trong phần lớn các chứng minh là phương pháp quy nạp toán học và phương pháp chứng minh phản chứng. Kỹ thuật mô phỏng các quá trình làm việc tương đương cũng được áp dụng phổ biến.
    Như một chủ đề bắt buộc, môn học này được đưa vào giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin vào năm thứ ba hoặc thứ tư trong chương trình học với yêu cầu sinh viên đã học xong các khóa học về Toán rời rạc, phải quen thuộc với một vài ngôn ngữ lập trình cấp cao, và các khái niệm cơ bản về Cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
    Kiến thức đạt được
    Sau khi học xong môn học Tin học lý thuyết, sinh viên cần nắm vững :
    • Khái niệm lý thuyết ngôn ngữ, sự phân cấp và cách thức biểu diễn các ngôn ngữ tự nhiên cũng như ngôn ngữ lập trình.
    • Nguyên tắc phát sinh ngôn ngữ từ văn phạm, quy luật hình thành cú pháp ngôn ngữ lập trình.
    • Nguyên tắc hoạt động và cơ chế dùng đoán nhận ngôn ngữ của các dạng mô hình máy trừu tượng “ôtômát” – là tiền đề cho sự phát triển máy tính số ngày nay.
    • Ứng dụng của lý thuyết ngôn ngữ, chẳng hạn biểu thức chính quy và văn phạm phi ngữ cảnh trong việc thiết kế các phần mềm như trình biên dịch hay các trình xử lý văn bản.
    Giáo trình bao gồm 8 chương được trình bày trong khuôn khổ 60 tiết giảng cho sinh viên chuyên ngành tin học, trong đó có khoảng 40 tiết lý thuyết và 20 tiết bài tập mà giáo viên sẽ hướng dẫn cho sinh viên trên lớp.
    Nội dung giáo trình
    Chương 1: Bổ túc toán
    Chương 2: Ngôn ngữ và biểu diễn ngôn ngữ
    Chương 3: Ôtômát hữu hạn và biểu thức chính quy
    Chương 4: Văn phạm chính quy và các tính chất
    Chương 5: Văn phạm phi ngữ cảnh
    Chương 6: Ôtômát đẩy xuống
    Chương 7: Máy Turing
    Chương 8: Ôtômát giới nội và văn phạm cảm ngữ cảnh
    Tải xuống bài giảng Slide

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Jul 5, 2015

Share This Page