Giòng Nước Ngược Thơ Tập 2 (NXB Đời Nay 1941) - Tú Mỡ, 174 Trang

Discussion in 'Tác Phẩm Kinh Điển' started by admin, May 24, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nhà thơ trào phúng Việt Nam Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu. Theo các nhà nghiên cứu văn học, với gần nửa thế kỷ cầm bút , ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca đặc biệt về mặt thơ trào phúng. Tú Mỡ sinh ngày 14 tháng 3 năm 1900 tại phố Hàng Hòm Hà Nội trong một gia đình tiểu thủ công. Ông học chữ Hán với ông nội. Ông học chữ quốc ngữ với thầy giáo Quý ở phố Hàng Mành. Học được một năm, ông xin chuyển vào học trường nhà nước ở phố Hàng Bông, tiếp đến là trường ở Hàng Vôi. Năm 14 tuổi (1914), ông đỗ đầu bằng sơ học Pháp-Việt, nên năm sau được vào học tại trường Bưởi (nay là Trung học phổ thông Chu Văn An), chung với Hoàng Ngọc Phách. Năm 16 tuổi (1916), ông bắt đầu "mắc bệnh" làm thơ. Trong Hồi ký, ông kể lại: "...tôi quyết tâm học làm thơ. Trước hết tôi mua bộ Hán-Việt văn khảo để nghiên cứu các thể thơ ca, từ, phú, rồi mua những tập thơ của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Yên Đổ, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, những tác phẩm mà tôi thích đọc nhất..." Năm 17 tuổi (1917), ông bắt đầu yêu một cô gái 15 tuổi ở Hàng Bông, làm được bài thơ tình đầu tiên (theo thể thất ngôn bát cú) có tên làTương tư, bị Hoàng Ngọc Phách chê là sáo... Năm 18 tuổi, ông đỗ bằng Thành Chung và cuối năm đó, ông xin vào làm thư ký trong Sở Tài chính Hà Nội cho đến Cách mạng tháng Tám 1945. Bước vào nghề "thầy Phán"

    Ở sở “Phi-năng” có một thầy,
    Người cao dong dỏng lại gầy gầy
    Mặc thường xoàng xĩnh ưa lành sạch
    Ăn chỉ thều thào, thích tịnh chay
    (Tự thuật)

    Ông sáng tác được bài thơ khôi hài đầu tiên, đó là bài Bốn cái mong của thầy Phán. Năm 1926, ông bắt đầu có thơ đăng trên Việt Nam thanh niên tạp chí, Tứ dân tạp chí. Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) phát hiện năng khiếu làm thơ trào phúng của ông. Tú Mỡ tham gia Tự Lực văn đoàn năm 1926, rồi được cử phụ trách mục Giòng nước ngược trên - tờ báo chuyên về văn chương, hài hước và trào phúng của bút nhóm này - tờ Phong Hóa
    Tháng 12 năm 1946, chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, Tú Mỡ lên chiến khu, tham gia kháng chiến bằng ngòi bút trào phúng sở trường quen thuộc. Thời kỳ này, Tú Mỡ ký tên là Bút Chiến Đấu. Ông giải thích: “Vì thấy công cuộc kháng chiến là công cuộc nghiêm chỉnh, mình dùng bút danh để đánh địch cũng là việc làm nghiêm chỉnh,...cho nên tôi không muốn dùng bút danh cũ là Tú Mỡ. Tú Mỡ là tên đặt đùa, ý là người kế tục nhà thơ bậc thầy Tú Xương. Vả lại, hai chữ Tú Mỡ lúc này ông còn nghe gần với "đú mỡ", có vẻ không được...nghiêm túc. Và từ nay, tôi đặt thơ vào hai mục riêng: loại đánh địch là mục "Nụ cười kháng chiến", loại ca ngợi tinh thần anh dũng của quân dân là mục "Anh hùng vô tận.” Năm 1954, chiến tranh kết thúc, ông tiếp tục sáng tác phục vụ cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới. Năm 1957, ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, và làm Ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam
    Những tác phẩm của Tú Mỡ là Dòng nước ngược: tập 1 (Đời Nay xuất bản, Hà Nội, 1934), tập 2 (Đời Nay xuất bản, Hà Nội, 1941)., Nụ cười kháng chiến (1952), Anh hùng vô tận (1952), Nụ cười chính nghĩa (1958), Bút chiến đấu (1960), Đòn bút (1962), Ông và cháu (tập thơ thiếu nhi, 1970)

    NGƯỜI SAO CỦA BÀO HAO LÀ VẬY
    Theo Nguyễn Hoàng Khung, thì Tú Mỡ là người có một "tâm hồn đôn hậu, lạc quan và chan chứa tình đời”. Trong một bài viết, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn,viết: "mặc dù sống trong một thế kỷ đầy biến động, song cuộc đời Tú Mỡ lại chỉ hiện ra với những đường nét đơn giản: cách sống của ông phải gọi là thanh bạch. Lúc nhỏ, đi học, lớn lên, đi làm nuôi gia đình. Theo Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ là người "thuốc lá không hút, chè tàu không nghiện, tổ tôm không biết đánh". Giữa đám người cầm bút đông đảo "đa ngôn đa sự", ông có vẻ như sống riêng ra, lấy sự siêng năng cần mẫn làm trọng, lấy cảnh gia đình yên ấm làm vui, không phiêu lưu không mơ tưởng hão huyền, tin rằng thiên đường chỉ có ở trên trần thế, được sống khỏe mạnh, lại có công việc ưa thích đã là tiên cảnh lắm rồi, còn như có gì khó chịu trước sự đời, thì đã có nụ cười hóa giải giúp!”
    "Dòng nước ngược" của Tú Mỡ. Hai tập thơ này đều có cái giọng bình dân rất trong sáng. Chúng ta vốn ưa thích xưa nay: Giọng cợt đùa lẳng lơ của Hồ Xuân Hương:
    Tưởng băng trắng muốt tuyết trong veo,
    Tuyết lấm, băng nhơ, rõ chán phèo!
    Tiết sạch coi nhàm, trăng gió nhởn,
    Hoa tàn vẫn dử bướm ong theo.
    (Giòng nước ngược tập 2, trang 219)
    Giọng nhạo đời của Trần Tế Xương, giọng thù ứng ý nhị của Nguyễn Khắc Hiếu, giọng giao duyên tình tứ của Trần Tuấn Khải; từng ấy giọng thơ, ngày nay ta thấy cả trong hai tập thơ trào trúng của Tú Mỡ...Cũng như Tản Đà và Trần Tuấn Khải, Tú Mỡ viết rất nhiều lối, nào phong dao, nào thù ứng, nào hát xẩm, nào văn tế, nào chầu văn...mà lối nào của ông cũng đều hay cả...Thơ Tú Mỡ thật là thơ có tính cách Việt Nam đặc biệt.
    • Giòng Nước Ngược Thơ Tập 2
    • NXB Đời Nay 1941
    • Tú Mỡ
    • 174 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link Download
    http://issuu.com/nvthuvien/docs/t___m____-_gi__ng_n_____c_ng_____c__a1dd1ea1c97855
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Apr 25, 2018

Share This Page