“Giông tố” đăng trên Hà Nội báo từ số 1 (2/1/1936) đến số 11 (18/3/1936) thì bỗng dừng lại 7 tuần lễ. Nghe nói tờ báo đăng tải tác phẩm dính phải lùm xùm vì đụng đến một vị tai to mặt lớn đương thời. Khi tác phẩm đăng tiếp thì phải đổi tên thành Thị Mịch. Năm 1937, NXB Văn Thanh in tác phẩm thành sách, lấy tên gốc là “Giông tố”. Như vậy cái tên ngay từ đầu đã là “Giông tố” – một cái tên rất đúng với tinh thần của tác phẩm – xã hội thuộc địa nửa phong kiến được phản ánh trong cuốn tiểu thuyết là một xã hội đương trong cơn giông tố, mà trong lòng mỗi người của xã hội cũng trải qua cơn giông tố của đời mình. Tất cả đều đảo điên, đều tanh bành, lật tẩy mọi thứ mặt nạ đắp điếm lên cái bản chất bất công, đểu giả, thối nát và hết sức vô nghĩa lý của xã hội mà đồng tiền có thể chi phối tất cả – xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Giông Tố NXB Mai Lĩnh 1951 Vũ Trọng Phụng 185 Trang File PDF-SCAN Link download http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=3419https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1