Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi (NXB Hà Nội 1983) - Nguyễn Tuân, 193 Trang

Discussion in 'Địa Chí Hà Nội' started by nhandang123, Jun 25, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    [​IMG]
    Nói về đóng góp của Nguyễn Tuân qua tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận định: "Tập tùy bút ấy là đóng góp của Nguyễn Tuân trực tiếp đánh Mỹ". Cũng tương tự, nhưng cụ thể hơn, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho rằng, với "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", Nguyễn Tuân đã "đánh địch với tư thế của một dân tộc đi tiên phong trên tuyến đầu chống Mỹ, với lòng tự hào của một dân tộc đang chiến thắng".
    Nếu như tập tùy bút "Sông Đà" được xem là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân về đề tài xây dựng CNXH thì tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi" lại được xem là tác phẩm tiêu biểu của ông về đề tài đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Cả hai tác phẩm đều giống nhau là có cái tên nghe rất mộc mạc, đọc lên là thấy ngay được chủ đề, khác xa với cách đặt tít điệu đàng của nhà văn - kiểu như "Vang bóng một thời" trước đây. Tuy nhiên, tên sách mộc mạc thì mộc mạc vậy, song dồn nén trong đó là biết bao tâm huyết, trí tuệ, tình cảm. Có trường hợp, như với cuốn "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", để thu thập, tìm kiếm tư liệu, tác giả đã không ngại ngần đối mặt với hiểm nguy...
    Những ai từng có mặt tại 51 Trần Hưng Đạo, trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam trong 12 ngày đêm năm ấy (1972), hẳn không quên được hình ảnh một lão nhà văn: Mỗi lần nghe tin B52 Mỹ đánh bom, với chiếc mũ sắt đội đầu (do báo Văn nghệ cấp cho cộng tác viên), ông lại tìm đến tận nơi xảy ra chiến sự để hỏi han, ghi chép. Lão nhà văn mặc dù đã ở tuổi ngoại lục tuần song vẫn có cách tác nghiệp như thể một phóng viên mặt trận ấy chính là nhà văn Nguyễn Tuân - tác giả của tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi" nức tiếng một thời.
    Lý do gì mà một tên tuổi như Nguyễn Tuân - người luôn được xem là một vốn quý của văn học đất kinh kỳ - lại quyết bám trụ với Thủ đô tới cùng, quyết không chịu đi sơ tán theo chủ trương của cơ quan? Nhà văn Ngọc Trai, trong cuốn "Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Tuân" (NXB Hội Nhà văn, 2010) đã ghi lại lời tâm sự của cụ Nguyễn như sau: "Mình sống được như thế này là lãi rồi, cần trốn tránh làm gì nữa! Bây giờ mình Sống mãi với Thủ đô thôi". Nhà phê bình Mai Quốc Liên, trong một bài viết về nhà văn Nguyễn Tuân in trên tạp chí Hồn Việt cách đây ít lâu cũng ghi lại lời cụ Nguyễn: "Mình là người viết văn, nhà văn Việt Nam. Trong khi Thủ đô - trái tim của cả nước - lâm nguy mà mình bỏ Hà Nội mình đi, thì còn viết cái gì, mình còn ra gì nữa ông?".
    Không chỉ vì sự gắn bó, thủy chung với Hà Nội, việc lão nhà văn quyết ở lại "Sống mãi với Thủ đô" (như tên một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) còn bởi bấy giờ, ông đang ấp ủ việc hoàn tất tập bút ký "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi". Cuốn sách đã được Hội Văn nghệ Hà Nội cho xuất bản ngay sau trận bom Mỹ cuối cùng chấm dứt (ngày 30-12-1972). Bài cuối cùng của tập sách là bài "Nó bê - năm - hai phố Khâm Thiên" được lão nhà viết ngay sau khi B52 Mỹ trút bom rải thảm hủy diệt một trong những khu dân cư đông đúc nhất Hà Nội lúc bấy giờ (vào đêm 26, rạng ngày 27-12-1972). Điều này chứng tỏ ngòi bút Nguyễn Tuân đã ứng trực rất kịp thời, và việc ra sách cũng nhanh đến… kỷ lục.
    • Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi
    • NXB Hà Nội 1983
    • Nguyễn Tuân
    • 193 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=3455
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jun 9, 2020

Share This Page