Nội dung cuốn sách này trình bày một bức tranh khái lược về quá trình hình thành hạ tầng đô thị của thành phố Sài Gòn-Hồ Chí Minh vào giai đoạn đầu của thời kỳ Pháp thuộc, tức là chủ yếu trong hậu bán thế kỷ XIX và ở chừng mực nào đó trong một vài thập niên đầu thế kỷ XX. Do hạn chế về nhiều điều kiện khác nhau nên chúng tôi không thể khảo sát toàn bộ các cơ sở hạ tầng đô thị mà chỉ giới hạn vào một số lĩnh vực hạ tầng mà thôi, như đường sá, vỉa hè, giao thông, cây xanh, vệ sinh, cống rãnh, điện, nước, công thự, chợ búa... Về địa bàn thì cuốn sách này chủ yếu đề cập tới khu vực trung tâm Sài Gòn (tức khu vực Quận 1 ngày nay) và ít đề cập tới khu vực Chợ Lớn, vì nhà cầm quyền Pháp lúc đầu tập trung phát triển khu vực Sài Gòn trước. Cần minh định ngay ở đây rằng mục đích của tác giả không phải là đi sâu vào những khía cạnh kỹ thuật chuyên ngành của từng lĩnh vực hạ tầng đô thị, vốn là chuyện hoàn toàn nằm ngoài khả năng và thẩm quyền của tác giả, mà chỉ nhằm cung cấp một cái nhìn lược sử về một số lĩnh vực hạ tầng đô thị của thành phố Sài Gòn. Hạ Tầng Đô Thị Sài Gòn Buổi Đầu NXB Tổng Hợp 2012 Trần Hữu Quang 253 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1Nq4S4Qoqu3Tj7_t61jKSkROcnI61t0Ihhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1