[Hán Nôm] Song Phụng Kỳ Duyên (Chiêu Quân Cống Hồ) - 160 Trang

Discussion in 'Tủ Sách Tham Khảo' started by admin, Nov 1, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    "Song phụng kỳ duyên" hay "Chiêu Quân Cống Hồ" là một chuyện thơ Nôm dựa trên một nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc. Chiêu Quân hay còn gọi là Vương Chiêu Quân là một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Sinh ra ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc, nàng được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời vua Hán Nguyên Đế (75 TCN-33 TCN). Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một cung nữ. Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hồ Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, đây cũng là một phần trong hệ thống triều cống giữa nhà Hán và Hung Nô. Ông này nắm lấy cơ hội để đề nghị được trở thành con rể của vua Nguyên Đế. Thay vì gả cưới công chúa cho thiền vu, vua Nguyên Đế ra lệnh chọn ra 5 cung nữ có sắc đẹp trung bình để ban cho Hồ Hàn Tà, Vương Chiêu Quân vì không được vua để mắt tới nên đã tình nguyện xin đi. Khi được vời đến triều đình ra mắt vua Hung Nô, vẻ đẹp của Chiêu Quân đã làm cho Nguyên Đế sững sờ và muốn thay đổi quyết định của mình nhưng đã quá muộn. Chiêu Quân trở thành người vợ được yêu quý của Hồ Hàn Tà, được phong là Ninh Hồ Yên Chi. Họ có 2 người con trai và một người con gái. Năm 31 TCN, Hồ Hàn Tà chết, Chiêu Quân muốn trở về Trung Quốc, nhưng Hán Thành Đế đã buộc nàng phải theo tập quán nối dây của người Hung Nô và Chiêu Quân trở thành vợ của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề - con trai lớn của Hồ Hàn Tà. Trong cuộc hôn nhân mới này nàng có hai người con gái. Sau khi chết, Chiêu Quân được táng tại "Thanh Trủng", mộ hiện nay vẫn còn tại phía nam thành Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông Cổ. Không có tài liệu lịch sử nào về hậu duệ của nàng. Theo các nhà sử gia thì Chiêu Quân đã đóng một vài trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình giữa nhà Hán và nhà Hung Nô suốt 60 năm. Kể từ thế kỉ 3 trở đi thì câu chuyện về Chiêu Quân đã được phóng tác nên như là hình tượng của một nhân vật nữ đầy bi thương trong nhiều tác phẩm thơ ca hay kịch, chẳng hạn như của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương An Thạch, Quách Mậu Thiến, Mã Trí Viễn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Tiễn Bá Tán. Bài thơ Nôm trong Maurice Durand Collection có thể là bản dịch từ một tác phẩm của Trung Quốc. Không rõ tác giả của bài thơ này là ai cũng như nguyên tác của nó. Vì là một phóng tác nên các tình tiết lịch sử của nó đã được hư cấu, một số chỗ còn mâu thuẫn với lịch sử. Trong truyện thơ này, vì các cung tần mỹ nữ ở trong hậu cung quá đông nên nhà vua ra lệnh cho các họa sĩ phải vẽ hình các cung phi để nhà vua chọn trước. Các cung phi thường lo lót tiền cho họa sĩ để được vẽ cho đẹp, mong vua để ý tới. Chiêu Quân từ chối đút lót cho họa sĩ là Mao Diên Thọ mà tự vẽ chân dung mình rồi đưa cho Mao Diên Thọ nộp lên vua tuy nhiên bức tranh đó bị Mao Diện Thọ do muốn trả thù đã điểm thêm nốt ruồi "Sát phu trích lệ", vì vậy Chiêu Quân không được vua màng tới. Cho đến một hôm, Hoàng hậu Vương Chính Quân tình cờ biết tới Chiêu Quân qua tiếng đàn lâm li ai oán của nàng. Bà đưa Chiêu Quân tới gặp Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế ngỡ ngàng vì sắc đẹp của nàng, phong Chiêu Quân làm Tây phi. Mao Diên Thọ bị khiển trách nặng nề. Mao Diên Thọ đem lòng oán hận Chiêu Quân, lấy chân dung Chiêu Quân nạp cho thiền vu (vua) Hung Nô là Hô Hàn Da. Vua Hung Nô say đắm sắc đẹp của nàng. Bị Mao Diên Thọ khích bác, vua Hung Nô cất quân sang đánh, buộc Hán Nguyên Đế phải cống nạp Chiêu Quân thì mới bãi binh. Hán Nguyên Đế đành phải đem Chiêu Quân sang cho Hung Nô. Suốt dọc đường đi, Chiêu Quân rất đau khổ, ngày đêm tưởng nhớ đến Hán Nguyên Đế. Nàng được một vị tiên ban cho một chiếc áo choàng mà cứ ai động vào là bị chảy máu. Nàng còn gặp Tô Vũ đang chăn dê (Tô Vũ là một nhân vật lịch sử, là đại sứ của nhà Hán thời Hán Vũ Đế (156TCN-87TCN) tại Hung Nô, do làm phật ý vua Hung Nô nên bị đày đi chăn dê 19 năm. Mặc dù phải phải chịu đựng rất nhiều cực khổ nhưng Tô Vũ vẫn một lòng tận tâm với bổn phận được giao. Về sau nhờ một con ngỗng trời mang thư về cho vua Hán mà vua Hán mới biết và tìm cách can thiệp để Tô Vũ được tha, theo lịch sử thì ông có kết hôn với một người vợ Hung Nô và có con nhưng khi về nước thì vợ con ông không theo về…Trên thực tế, Tô Vũ sống trước Chiêu Quân mấy chục năm) Sang đến Hung Nô, nàng ra điều kiện với vua Hung Nô là phải xử chém Mao Diên Thọ và thả cho Tô Vũ về quê. Vua Hung Nô vì muốn được gần gũi, ân ái với Chiêu Quân nên đã chấp thuận mọi điều kiện của nàng tuy nhiên cứ mỗi khi muốn động vào người nàng thì các ngón tay đều chảy máu. Chiêu Quân trong một lần đi thuyền đã nhảy sông tự tử nhằm giữ trọn lòng thủy chung với vua Hán. Trước đó nàng cầu nguyện để xác trôi về quê. Lời cầu nguyện của nàng đã được trời nghe thấu. Lính nhà vua nhìn thấy xác của nàng đã vớt lên. Vua Hán Nguyên Đế rất đau khổ, làm lễ an táng rất long trọng. Trong buổi lễ đó, vua gặp em gái Chiêu Quân và đem lòng yêu. Người em gái sau đó trở thành hoàng hậu, vì có phép thần thông quảng đại đã dẹp tan được giặc Hung Nô, giữ nguyên bờ cõi. Trong truyện, người vợ tinh tinh của Tô Vũ đã mang con đến tìm chồng trên đất Hán. Nói tóm lại, câu chuyện vừa thực vừa hư, mang tính chất điển tích nhiều hơn là một tài liệu lịch sử.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Oct 7, 2015

Share This Page