“Vũ Trung tùy bút” được viết bởi Phạm Đình Hổ (1768-1839) bằng chữ Hán bao gồm 90 truyện ngắn mô tả xã hội mà tác giả đang sống từ giai đoạn cuối triều đại nhà Lê, bắt đầu triều đại nhà Nguyễn. Đây là giai đoạn khi mà quyền lực thực sự nằm trong tay Chúa Trịnh ở miền Bắc và Chúa Nguyễn ở miền Nam, mặc dù cả hai đều giương cao khẩu hiệu phù Lê nhưng thực chất chỉ nhằm mục đích mở rộng quyền lực của mình. Tác giả dành câu chuyện đầu tiên của cuốn sách để viết về chính mình, một người có niềm đam mê mạnh mẽ trong việc viết sách và tìm hiểu văn học. Những câu chuyện khác kể về một số nhân vật chính trị nổi tiếng, các địa điểm lịch sử, tiếp đến là những ghi chép về những gì tác giả đã được mắt thấy tai nghe từ bên trong phủ Chúa cho đến ngoài đường phố. Ngoài ra tác giả chỉ trích, phê bình những tập tục phong kiến cổ hủ. Vũ Trung Tùy Bút là một nguồn thông tin quí giá cho các nhà sử học và các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu hoàn cảnh xã hội đương đại. Phạm Đình Hổ sinh ra ở làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Kể từ khi còn trẻ, ông đã dành thời gian của mình để đọc sách văn học cũ. Mặc dù học hành chăm chỉ nhưng con đường thi cử, quan trường của ông không mấy thành công. Ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống. Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền...Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời hàn nho dạy học ở quê. Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Ở đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được.Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tính hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật...nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ. Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi. Tất cả các tác phẩm của Phạm Đình Hổ đều được viết bằng chữ Hán trong đó đáng kể có: An Nam chí (Ghi chép về nước An Nam); Ô châu lục (Ghi chép về châu Ô); Kiền khôn nhất lãm (Cái nhìn tổng quát về trời đất); Lê triều hội điển (Điển chương pháp luật triều Lê); Đạt Man quốc địa đồ (Chân Lạp địa đồ); Ai Lao sứ trình (Hành trình đi sứ Ai Lao); Bang giao điển lệ (Phép tắt luật bang giao); Nhật dụng thường đàm (Từ điển từ ngữ và tri thức thông dụng); Hy kinh lãi trắc (Giải thích ngắn gọn về bộ kinh của Phục Hy). Ngoài còn nhiều bộ sách khác như: Quốc sử tiểu học, Hành tại diện đối, Quốc thư tham khảo, Châu Phong tạp kho, Châu Phong thi tập v.v…Về sáng tác văn học có hai tập bút ký: Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục (hợp soạn với Nguyễn Án).Và hai tập thơ: Đông Dã học ngôn thi: Tập thơ học nói của Đông Dã vf Tùng cúc liên mai tứ hữu: Bốn người bạn Thông, cúc, sen, mai. eBook có trong tuyển tập DVD Hán Nômhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1