Hình Luật Tổng Quát (NXB Lửa Thiêng 1970) - Nguyễn Quang Quýnh, 559 Trang

Discussion in 'Pháp Luật Học' started by admin, Apr 1, 2017.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    THỜI XƯA, Khổng Phu Tử thường khuyên nhà cầm quyền nên dùng đức độ mà trị dân thay vì dùng hình phạt mà bắt dân theo luật. Trong quan niệm nhân trị này, hình luật chỉ có một vai trò thứ yếu, đứng sau Lễ và Nhạc. Lễ mới là phương tiện chính để giữ con người khỏi sa ngã và xã hội khỏi loạn. Chỉ khi nào Lễ không đủ sức ngăn cản con người phạm tội, mới cần đến hình phạt. Hình luật được coi như cái hàng rào thứ hai (sau Lễ) để ngăn cấm con người khỏi đi vào con đường tà đạo. Vạn bất đắc sĩ mới phải dùng đến hình luật. Nhà lập pháp thời xưa như miễn cưỡng khi làm ra luật hình, vì luôn luôn có hoài bão tiến đến một tương lai lý tưởng trong đó không cần hình phạt mà xã hội vẫn yên vui. Vua Gia Long khi đề tựa bộ Hoàng Việt Luật Lệ của triều Nguyễn đã viết: "Trừng trị ngày nay để mai hậu không bao giờ phải trừng trị nữa". Ở Tây Phương, Ihering cũng từng có một mong ước tương tự khi tiên đoán rằng "lịch sử của hình luật chỉ là một sự bãi bỏ hình phạt không ngừng". Tiếc thay, những tư tưởng cao đẹp này chỉ có giá trị tinh thần mà không thiết thực. Người ta hy vọng hình luật mỗi ngày sẽ thu hẹp phạm vi, mỗi ngày sẽ giảm bớt hình phạt. Nhưng nhìn vào thực tế, ta phải chứng kiến một hiện tướng trái ngược là sự bành trướng của hình luật: Nó có khuynh hướng lan tràn sang nhiều lãnh vực mà trước kia nó vắng bóng. Thực tế cho ta thấy là hình luật rất cần cho sự sinh tồn của xã hội.
    Ngày nay hơn bao giờ hết, chủ trương của phái Pháp gia được coi như thắng thế. Tư tưởng của Hàn Phi Tử lại thấy hợp thời. Nhất là tại Việt Nam ta, tình trạng chiến tranh kéo dài từ nhiều năm đã làm tăng số tội phạm một cách bất thường và đòi hỏi sự tăng cường những biện pháp thích nghi để ứng phó khiến cho pháp chế hình sự của nước nhà càng thêm phong phú. Mặc dù sự phát triển ấy, những điều phi pháp vẫn còn đầy đẫy, nạn tham nhũng và gian thương vẫn là hai tệ đoan lớn. Quan niệm của Tử Sản (tể tướng, nhà cải cách nổi tiếng của nước Trịnh) coi hình luật như lửa đỏ liền được đem ra ứng dụng để thị uy. Đó là chính sách hình sự của nhà cầm quyền sau ngày cách mạng mà pháp trường cát và tòa án Đặc biệt là hai tiêu biểu. Nhưng kết quả của chính sách bài trừ tội phạm dùng LỬA không cần thiết bằng dùng LƯỚI. Montesquieu, thâm thúy hơn Tử Sản, đã chẳng khuyên ta làm như vậy sau khi ông viết: "hình phạt không cần phải khắc nghiệt mà cần phải CHẮC CHẮN". Câu đó có nghĩa là bất luận ai làm nên tội cũng không thoát khỏi hình phạt.
    • Hình Luật Tổng Quát
    • NXB Lửa Thiêng 1970
    • Nguyễn Quang Quýnh
    • 559 Trang
    • File PDF_SCAN
    Link Download
    http://nitroflare.com/view/8650C865758FCDC
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: May 30, 2019

Share This Page