Hổ Trướng Khu Cơ (NXB Sài Gòn 1974) - Đào Duy Từ, 130 Trang

Discussion in 'Nhân Vật & Sự Kiện' started by admin, Oct 8, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã ghi lại nhiều chiến công hiển hách. Đời Ngô phá Hán, đời Lý đánh Tống, đời Trần bình Nguyên, đời Lê đuổi Minh, đời Tây Sơn phá Thanh. Qua những chiến công, cha ông ta đã đúc rút thành binh pháp để dạy cho các tướng sĩ học tập. Theo các thư tịch cổ, có nhiều cuốn binh thư được viết, nhưng đến nay các tác phẩm đó hoặc không còn giữ lại được nguyên bản hoặc đã bị thất truyền. Duy nhất cuốn “Hổ trướng khu cơ” của Đào Duy Từ là còn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay. (Hiện, tại Thư viện khoa học Trung ương có 5 bản chép tay bằng chữ Hán).
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Đào Duy Từ, SN 1572, xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), Thanh Hoá, cha là Đào Tá Hán, mẹ là người họ Nguyễn. Ông thông minh và học rộng biết nhiều. Ông đi thi hương ở Thanh Hoá. Hiếu ty cho Đào Duy Từ là con nhà phường chèo, gạch tên không cho vào thi. Ông buồn bực quay về, căm giận chế độ vô lý của họ Trịnh. Mùa đông năm Ất Sửu (1627) ông trốn vào xứ Đàng trong, nhờ có bài “Ngoạ long cương” mà ông được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng và trao cho chức Nha uý nội tán, tước lộc khê hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, thanh lý quốc chính.Từ đấy Đào Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: “Đào Duy Từ thật là Tử Phòng (Trương Lương) và Khổng Minh (Gia Cát Lượng) ngày nay”. Tháng Ba năm Canh Ngọ (1630), Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp luỹ Trường Dục, từ núi Trường Dục đến phá Hạc Hải nhằm ngăn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật Lệ vào đánh xứ Đàng trong. Năm Tân Mùi (1631), theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một luỹ kiên cố hơn, dài 18km bắt đầu từ núi Đâu Mâu qua cửa biển Nhật Lệ, rồi men theo sông Lệ Kỳ và sông Nhật Lệ tiến lên phía Đông Bắc đến làng Đông Hải. Nhờ có hai luỹ trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài. Tháng Chín năm Canh Ngọ (1630), theo đề nghị của Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Nguyên còn cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố Chính và chiếm được châu này.

    Đào Duy Từ chỉ làm quan với chúa Nguyễn có 8 năm. Nhưng trong 8 năm đó, ông đã xây dựng cho chúa Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc và một quân đội hùng mạnh. Nguyễn Hữu Tiến, một viên tướng có tài của chúa Nguyễn, là con rể Đào Duy Từ do Duy Từ tiến cử. Tháng 10 năm Giáp Tuất (1634), Đào Duy Từ bị bệnh nặng rồi mất, thọ 63 tuổi. Xứ Đàng trong sở dĩ có quân hùng tướng mạnh, một phần là do công lao của Đào Duy Từ, vì vậy ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu.

    Hổ trướng khu cơ” là tác phẩm binh thư do Đào Duy Từ soạn ra, để dạy các tướng sĩ của xứ Đàng trong. Đó là tác phẩm quân sự duy nhất của Việt Nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Khác hẳn với nhiều cuốn binh thư, Hổ trướng khu cơ được biên soạn nặng về mặt thực hành hơn là mặt lý luận quân sự và được viết theo quan điểm cổ truyền của thuyết Tam tài “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, gồm ba tập: Tập Thiên, tập Địa và tập Nhân. Chủ yếu trình bày về phương pháp đánh trận và kỹ thuật chế tạo binh khí, phản ánh nhiều vấn đề cơ bản của truyền thống quân sự Việt Nam.

    Quyển 1 (tập Thiên) gồm sáu phần: Tổng luận về cơ yếu binh pháp, trình bày các phương pháp và phương tiện dựa vào “thiên cơ”, với các nội dung chủ yếu: Hoả công, thuỷ chiến, bộ chiến và thủ trại, lời tổng bình về tập thiên. Quyển 2 (tập Địa) gồm năm phần: Trình bày các loại đội hình, dựa vào “địa lợi” và sự vận dụng linh hoạt, biến hoá các loại đội hình đó. Yếu chí bàn về trận, các phép trận; yếu luận về giáo trường diễn trận; yếu pháp phá trận, tổng bình về tập địa. Quyển 3 (tập Nhân) gồm sáu phần: Yếu chí bàn về tướng, phép chọn tướng luyện binh; yếu luận về quân cơ, phép dạy quân đánh giặc; phép giữ thành chống giặc, yếu luận về địa thế. Trình bày các yêu cầu đối với tướng (tám điều: Nhân, Nghĩa, Tín, Trí, Minh, Tài, Dũng, Nghiêm), đối với quân cơ (năm điều: Nghiêm lệnh, Chỉnh túc, Tinh nhuệ, Tử tế và Thanh liêm), phép luyện quân đánh giặc và cách xử trí các tình huống cơ bản theo quan điểm “nhân hoà”. Hổ trướng khu cơ là cuốn binh thư phản ánh khá rõ ràng những đặc điểm và truyền thống quân sự của người Việt, nó chứng minh rằng từ lâu người Việt đã sáng tạo một nền binh học độc lập, một nền võ học tự cường. Đọc Hổ trướng khu cơ ta thấy được truyền thống đấu tranh quân sự trong giai đoạn lịch sử của nó khá cụ thể. Tác phẩm này còn được coi như là một “di thư” của tổ tiên trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
    • Hỗ Trướng Khu Cơ
    • NXB Sài Gòn 1974
    • Đào Duy Từ
    • 130 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link Download
    http://timsach.com.vn/viewSACHXUA29_911_Ho_Truong_Khu_Co_Dao_Duy_Tu.html
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Oct 19, 2018

Share This Page