Từ xa xưa, nghề dệt, sản phẩm dệt ra đời và phát triển không chỉ thoả mãn nhu cầu sử dụng mà còn để thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ và các nhu cầu tín ngưỡng khác của các tộc người nói chung và của người H’Mông nói riêng. Trong đó, hoa văn trên vải của người H’mông mang lại giá trị văn hóa đặc trưng trong đời sống và sinh hoạt và là một phần không thể thiếu của tiến trình lịch sử và văn hóa các dân tộc Việt Nam. Các sinh hoạt văn hóa truyền thống bám rất chắc vào cuộc sống cộng đồng, nó được sinh ra từ một yêu cầu cụ thể của đời thường, hòa lẫn với đời thường, trở thành một yếu tố của cuộc sống. Chiếc váy của người H’Mông không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất, là vật để che thân mà chiếc váy còn đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ. Váy được trang trí đẹp còn là thước đo tài năng của phụ nữ H’Mông. Vẻ đẹp của váy, một tác phẩm văn hóa vừa gắn chặt nhu cầu của đời thường với nhu cầu thẩm mỹ. Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người H’Mông thiên về màu sắc. Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, với màu đỏ là trung tâm tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Không quá chú trọng đến họa tiết, hoa văn của người H’Mông là sự phối màu cũng như đan xen, thay đổi chất liệu bằng các mảng trơn (ghép vải), mảng nổi (thêu) hay các chi tiết (in sáp ong) tạo cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người H’Mông thật độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác. Hoa Văn Trên Vải Dân Tộc Hmông NXB Văn Hóa Dân Tộc 2005 Diệp Trung Bình, 144 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1GGmXCtdJfp-zGqxvtt3XgvCmgaJG-h7Zhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1