Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên (NXB Quân Đội 1964) - Nhiều Tác Giả, 78 Trang

Discussion in 'Địa Chí Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh' started by admin, Nov 25, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên
    NXB Quân Đội 1964
    Nhiều Tác Giả
    78 Trang
    Nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/4/1954 - 07/5/2014), chúng ta cùng nhau tìm hiểu một vài nét khái quát về nhà thơ Tố Hữu và sự khác biệt về thể thơ, giọng điệu thơ và quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về cuộc kháng chiến vì độc lập - tự do của dân tộc

    Tố Hữu là nhà thơ lớn của đất nước, của dân tộc Việt Nam. Gần như tất cả thơ ông mang đậm chất ca dao, dân ca. Đọc thơ ông ta thấy như đâu đây những câu ca dao, những làn điệu dân ca xưa. Mà ca dao là thể loại tác giả dân gian sáng tác thường theo lối thơ lục bát, có vần điệu, có niêm luật giữa câu 6 chữ (trên) và câu 8 chữ (dưới).

    Ấy vậy mà bài thơ "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" lại chẳng theo kiểu thơ ông vẫn viết. Đọc "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" đôi khi có phần còn thấy trúc trắc, trục trặc khó thể hiện giọng điệu bởi ông đã sử dụng lối thơ tự do pha trộn tâm trạng của người chiến thắng đã phải chịu đựng sự gian nan của "ba ngàn ngày không nghỉ", của "năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn", của "lấy thân mình bịt lỗ châu mai" (Anh Phan Đình Giót), của "lấy thân mình chèn lưng cứu pháo" (Anh Tô Vĩnh Diện), của "thân chôn làm giá súng" (Anh Bế Văn Đàn)

    Chỉ có điều, bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên được viết trong một thời gian rất nhanh, kịp thời theo sự thôi thúc không nén nổi của trái tim của dân tộc Việt Nam đón chờ tin chiến thắng nói chung, của người cán bộ với chức vụ Trưởng ban Tuyên huấn lúc bấy giờ (Đồng chí Tố Hữu) nói riêng.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Ngày Giải phòng Điện Biên, ngày bộ đội ta tiến quân trở về là ngày 07/5/1954 thì ngày 11/5/1954 bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên được in trang trọng trên trang nhất Báo Nhân dân. Như vậy, chỉ vỏn vẹn 4 ngày Tố Hữu đã hoàn tất bài thơ với dung lượng đồ sộ các sự kiện và tiếng reo vui chiến thắng của ba ngàn ngày không nghỉ, không đêm nào vui bằng đêm nay.

    Giống như một bản nhạc, thơ cũng có tiết tấu theo kiểu "bằng" - "trắc". Nếu tiết tấu kiểu "bằng" thì thơ thưởng có âm hưởng khoan thai, nhịp nhàng, thể hiện tình cảm dạt dào, câu chữ thường dùng thanh bằng… Còn nếu tiết tấu sử dụng thang "trắc" thì thơ thường có âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép, câu chữ thường dùng thanh trắc…
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page