Điểm lại việc biên soạn địa dư chí ỏ Việt Nam qua cuốn Tim Hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp, chúng ta có thể thấy Lê Quý Đôn trong thiên Nghệ Văn Chí có nói vào đời Lý, Lý Anh tông có cho soạn cuốn Nam Bắc phiên giới địa đồ (1172) nhưng rắt tiếc sách này không còn. Sang đời Trần thì có bộ An Nam chí lược cùa Lẽ Tắc. Vào thời thuộc Minh, Trương Phụ có cho soạn sách Giao Châu địa chí, ngoài ra Cao Hùng Trưng vốn là quan giáo thụ Quảng Tây (Trung Quốc), cũng có soạn cuốn An Nam chí, nhưng hai cuốn này cũng không có giá trị nhiều. Đầu đời Lê, Nguyễn Trãi có soạn bộ Địa Dư chí, đây là một bộ sách tuy viết theo lối cổ và khá đơn giản nhưng cũng có giá trị lớn. Đén thời Lê Thánh tồng, nhân việc nhà vua cải tổ lại tổ chức hành chính nên mới cho soạn cuốn Thiên Hạ Bản Đồ, cuốn này đén thời Lê trung hưng được sắp xếp lại và gọi tên mới là Hồng Đức Bản Đồ, trong đó có phụ thêm phần Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, tức là chép thêm vào vùng đất Thuận Quảng mới được thu phục và tổ chức lại. Hoàng Việt Địa Dư Chí NXB Thuận Hóa 1997 Phan Huy Chú 441 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/144Uw-tMdp3quxhYMACivf-au1xTsHddYhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1