DỊCH thuật là việc từ trước đến nay ai cũng công nhận là khó. Khó nhất là phiên dịch những thơ phú chữ Hán viết theo thể cổ, câu nào cũng chứa đựng một vài điển cố và những chữ xa lạ, lời văn cổ kính mà trúc trắc, như những bài ca bài phú trong bộ Hoàng-Việt Văn-Tuyển thì phần phiên âm cũng đã mất nhiều thì giờ để tìm những chữ lạ trong các bộ Từ-Hải, Từ-Nguyên v.v… huống chi là phần điển cố. Điển cố mà tìm không ra, thì sao hiểu được ý nghĩa mà dịch cho khỏi sai lầm. Bởi thế nên đối với bộ Hoàng-Việt Văn-Tuyển là những áng văn của các vị tiền nho đời Lý đời Trần và đời Lê soạn thảo. Mà việc phiên dịch ra quốc-văn thì trước đây hơn nửa thế-kỷ là thời phong trào dịch thuật được thịnh hành nhất. Các dịch-giả đại tài lúc ấy đã từng dịch hết các bộ Đông-Chu Tam-Quốc, Đông-Chinh, Tây-Du, và biết bao tiểu thuyết Kiếm-hiệp. Mà riêng bộ Văn-Tuyển, thì các vị ấy chỉ trích lấy 3, 4 trong hàng mấy trăm bài để dịch chơi, không cần dịch sát chữ sát nghĩa và không chú thích điển cố, có bài lại không ghi tên dịch-giả? Tức như bài phú “Ngọc-Tỉnh-Liên” trong sách Văn-Đàn Bảo-Giám Hoàng Việt Văn Tuyển Tập 1 NXB Phủ Quốc Vụ Khanh 1971 Bùi Huy Bích Nguyễn Đình Diệm (dịch) 170 Trang File PDF-SCAN Ngôn ngữ: VIỆT-HÁN Link download https://drive.google.com/file/d/1hy6hgH5mSQEYgHDhHQ-hfXUnbNRDjO6ghttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1