Hồi chuông tắt lửa là một cuốn truyện vừa của nhà văn Thế Nguyên(1) hoàn thành tháng 8 năm 1963 và được công bố lần đầu ở Sài Gòn năm 1964. Theo chúng tôi, đây là một trong những tác phẩm văn xuôi đặc sắc ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975, nhưng chưa được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm thích đáng. Tác giả là một trí thức Công giáo khuynh tả chịu ảnh hưởng của tư tưởng thần học giải phóng và một số quan niệm mỹ học phương Tây, trong đó có chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng luận, vốn được giới thiệu ở miền Nam vào những năm 60 thế kỷ trước như một lý thuyết mỹ học và một kỹ thuật miêu tả trong sáng tạo văn học. Bài viết này bước đầu soi chiếu vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm Hồi chuông tắt lửa từ quan điểm hiện tượng luận của Husserl và Merleau-Ponty để phân tích cái nhìn và kỹ thuật miêu tả của nhà văn về vấn đề số phận con người với kinh nghiệm ở đời giữa những biến thiên của lịch sử dân tộc và tôn giáo. Vận dụng hiện tượng luận, trong trường hợp này, chúng tôi cũng muốn đào sâu ý nghĩa tiềm ẩn của tác phẩm từ sự phân tích của người đọc, theo tinh thần tác phẩm là đối tượng thẩm mỹ cho một ý thức tiếp nhận. (trích bài giới thiệu vanvn) Hồi Chuông Tắt Lửa NXB Nam Sơn 1963 Thế Nguyên 78 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1CTMqPPh6idEje1sN2DEbKRbX9GcQ85k4https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1