Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm, thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn lịch sử phát triển của dân tộc. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng; đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”. Hỏi-Đáp Chính Sách Của Đảng, Nhà Nước Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo NXB Chính Trị 2012 Nhiều Tác Giả 199 Trang File PDF-TRUE Link download https://nitro.download/view/25F02AAE3B39D8Chttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1