Ở nước ta hiện nay, tình trạng tham nhũng, lãng phí diễn ra khá phức tạp, đang là một thách thức lớn cản trở công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Nhận thức rõ tác hại của tham nhũng đối với sự phát triển của đất nước, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, đề ra nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đã thu được một số kết quả nhất định góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Trong cuộc đấu tranh này, quần chúng nhân dân giữ một vai trò hết sức quan trọng. Công dân có thể lên án, đấu tranh với các hành vi tham nhũng thông qua nhiều phương thức, cách thức phù hợp với chuẩn mực về pháp lý và đạo lý; tạo dư luận phản đối các hành vi tiêu cực; gây áp lực đối với người có hành vi tham nhũng. Việc tố cáo tham nhũng có thể được công dân thực hiện qua các hình thức: trực tiếp tố cáo; thông qua tổ chức mình là thành viên hoặc các cơ quan báo chí. Công dân là người chủ của xã hội, có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng Hỏi-Đáp Về Quyền Công Dân Trong Cuộc Đấu Tranh Chống Tham Nhũng NXB Chính Trị 2015 Phạm Trung Anh 168 Trang File PDF-TRUE Link download https://nitro.download/view/3D7D9B73514EF1Bhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1