Lịch sử hội họa, trên phương diện kỹ thuật, chính là sự trả lời cho câu hỏi: về trên cái gì và vẽ bằng cái gì? (sur quoi et avec quoi?). Năm 1948, ngày 19 tháng 7, tại Chiến khu Việt Bắc, trong bản thuyết trình trước Hội nghị Văn hóa Toàn quốc ("Ngày Văn Nghệ”), họa sĩ bậc thầy Tô Ngọc Vân (1906–1954) đã đề cập một cách cực kỳ sôi nổi và hảo hứng vấn đề “tranh sơn mài Việt Nam", trong đó, ngay ở lời mở đầu, ông đã đưa ra một định nghĩa: “Danh từ sơn mài (laque) là một danh từ mới đặt mươi năm nay để chỉ một kỹ thuật trước kia gọi là sơn ta nhưng đã biến hóa hẳn do nghệ thuật mài sơn”. Như thế có nghĩa: họa sĩ Tô Ngọc Vân đã cố định được một khái niệm về cái gọi là “sơn mài Việt Nam”, bằng bốn thành tố cơ bản: thời điểm xuất hiện, chất liệu gốc, phương pháp chuyển hóa và hiệu quả. Trên thực tế cho đến ngày nay, khái niệm ấy, về căn bản, người ta vẫn chưa có lý do gì để phải thay đổi cả. Hội Họa Sơn Mài Việt Nam NXB Mỹ Thuật 2006 Quang Việt 194 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1Gc96-TXhdBiww26kdgp1P2mmPRZYGT47https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1