Nguyễn Hiến Lê ra đời trong hoàn cảnh nho học không còn được sủng ái. Cha mất sớm, ông sống nhờ bàn tay tảo tần buôn bán của người mẹ. Cuộc sống những năm thiếu thời của ông ở giữa ranh giới tốt và xấu: hư hỏng, tha hoá và trong sạch, trinh trắng. Sau những ngày tháng lêu lổng, cậu bé Nguyễn Hiến Lê còn biết giật mình nghĩ lại để rồi mình hứa với mình tu chí học hành, phấn đấu vươn lên. Người mẹ ít học kia lại là người biết bù đắp những thiếu hụt về kiến thức cho con trai bằng cách cho cậu bé điều kiện tiếp cận với Hán học. Vậy là vừa học trường Tây, chữ Tây, cậu bé hiếu học côi cút kia đã tận dụng những mảnh nhỏ thời gian trong cuộc đời nghèo khó của mình để học chữ của Thánh hiền. Đây là chiếc cầu nối quan trọng dẫn Nguyễn Hiến Lê, cậu bé ham hiểu biết, trở thành Nguyễn Hiến Lê – học giả. Không phải là người cách mạng, là nhà văn cách mạng, nhưng Nguyễn Hiến Lê cũng không phải là nhà văn của chế độ cũ, mặc dù ông sống giữa lòng xã hội ấy suốt mấy chục năm. Một lần nữa Nguyễn Hiến Lê lại ở giữa lằn ranh nhân cách và phi nhân cách. Có người cho rằng ông đi giữa hai làn đạn. Và một lần nữa ông đã tỏ ra bản lĩnh vững vàng trước sau ông vẫn giữ được nhân cách của mình. Ngòi bút Nguyễn Hiến Lê, tâm hồn và con tim Nguyễn Hiến Lê ngay từ đầu đã thuộc về nhân dân, những người lao động, những ai cực khổ, bần hàn và bất hạnh. Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê NXB Văn Học 1993 Nguyễn Hiến Lê 582 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1QpNTNwDXUNagBmEeM-9EVRX1pdDEYNOqhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1