Hồng Đức Thiện Chính Thư (NXB Nam Hà 1959) - Nguyễn Sĩ Giác, 199 Trang

Discussion in 'Lịch Sử Học' started by nhandang123, May 16, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2023-3-11_11-44-30.png
    Hồng Đức thiện chính thư nghĩa là sách ghi chép về những chính sách tốt thời Hồng Đức. Văn bản Hồng Đức thiện chính thư hiện còn không ghi cụ thể tên tác giả và niên đại biên soạn. do đó đã gây nên hiểu lầm. Có người cho rằng đây là bộ luật được biên soạn dưới thời Lê Thánh Tông. Bởi lẽ, sách gồm khoảng 80 điều mục lớn, ghi chép các lệ lệnh về ruộng đất, hôn nhân, quy chế để tang... được ban hành chủ yếu dưới thời Hồng Đức. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh được Hồng Đức thiện chính thư không phải là bộ luật được ban hành dưới thời Hồng Đức. Nhà nghiên cứu Đinh Khắc Thuân khẳng định: “Hồng Đức thiện chính từng được coi là tập sách về luật lệ biên soạn dưới niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) thời Lê, nhưng thực tế nó được biên soạn vào thời Mạc”. Trần Thị Kim Anh đã phân tích và đi đến kết luận: “ Sách Hồng Đức thiện chính được biên soạn vào thời Mạc khoảng từ năm 1541 đến 1560”. Kết luận của Trần Thị Kim Anh cũng giống với nhận xét của luật sư Vũ Văn Mậu: “Chúng ta có thể chắc chắn rút bớt khoảng thời gian trong đó quyển Hồng Đức thiện chính được soạn ra xuống 20 năm từ năm 1541 đến năm 1560. Nhà nghiên cứu người Mỹ John Whitmore cũng khẳng định: “Trong công trình này, nhà Mạc đã tập hợp, thu nhận luật pháp từ triều đại Lê Thánh Tông, nghĩa là nhấn mạnh tầm quan trọng của chính họ (ví dụ: Chú trọng vào đất đai hơn các mối quan hệ riêng biệt). Mặc dù nó không được giới thiệu trong tác phẩm nhưng một vài điều luật mới đã được thêm vào năm 1540 dường như đã biểu thị rằng nó được biên soạn vào năm đó. Những nhận xét của các nhà nghiên cứu trên hoàn toàn có cơ sở khoa học. Chúng tôi đồng tình với những nhận xét trên. Bởi vì ngoài một số điều luật được ban hành dưới thời Hồng Đức còn có một số điều luật được ban hành trước và sau niên đại này. Đó là các niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Thuận (1510-1516) đời vua Lê Tương Dực, niên hiệu Quang Thiệu (1516-1526) đời vua Lê Chiêu Tông; đặc biệt có hai niên đại của nhà Mạc là niên hiệu Đại Chính (1530-1540) đời Mạc Đăng Doanh, niên hiệu Quảng Hòa (1541-1546) đời Mạc Phúc Hải nhưng lại không có niên hiệu của nhà Lê Trung Hưng. Vậy phải giải thích điều này như thế nào?
    • Hồng Đức Thiện Chính Thư
    • NXB Nam Hà 1959
    • Nguyễn Sĩ Giác, Vũ Văn Mẫu
    • 199 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1g1qTK071xDdJ38yuZhIRaZAuGfI_xVoQ
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 11, 2023

Share This Page