Hợp Đồng Tín Dụng Và Biện Pháp Bảo Đảm Tiền Vay (NXB Tư Pháp 2012) - Phạm Văn Tuyết, 309 Trang

Discussion in 'Pháp Luật Học' started by quanh.bv, Apr 24, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Tín dụng là một trong những chức năng cơ bản trong hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Ra đời cùng với sự xuất hiện tiền tệ, tín dụng thực chất là quan hệ vay mượn để đáp ứng nhu cầu cho một chủ thể nhất định khi họ cần một lượng hàng hóa (vốn) cho tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh mà chưa có tiền hoặc số tiền đã có chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó.
    Hợp đồng tín dụng là một căn cứ pháp lý mà qua đó, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác thực hiện hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay luôn là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức tín dụng. Hầu hết, trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng thì hoạt động cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động cho vay cũng luôn là một rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Để tránh điều này, ngoài việc cần có chuyên môn vững về tài chính, ngân hàng, cán bộ tín dụng ngân hàng còn cần nắm vững các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng, về biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản đã được quy định trong Bộ luật dân sự. Bên cạnh việc chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự thì hợp đồng tín dụng với tư cách là một hợp đồng chuyên ngành về tín dụng ngân hàng nên còn phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật chuyên ngành về tín dụng ngân hàng.
    Cuốn sách Hợp Đồng Tín Dụng Và Biện Pháp Bảo Đảm Tiền Vay của TS. Phạm Văn Tuyết và TS. Lê Kim Giang đã phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện hành và đưa ra cách hiểu thống nhất về các văn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng, biện pháp bảo đảm tiền vay, cách xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, giúp bạn đọc hiểu thêm quy định của pháp luật về những vấn đề đó.
    Dựa vào quy định của pháp luật, tác giả cũng đã đưa ra một số mẫu của hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng bảo lãnh, để bạn đọc tham khảo trong việc đàm phán và thiết kế hợp đồng khi tham gia vào quan hệ vay vốn. Cuốn sách là cẩm nang cho người hoạt động tín dụng thực tiễn, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các sinh viên luật, luật sư, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng, tranh chấp về giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm.
    • Hợp Đồng Tín Dụng Và Biện Pháp Bảo Đảm Tiền Vay
    • NXB Tư Pháp 2012
    • Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang
    • 309 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://nitroflare.com/folder/949760/L18ZpZXRuYW1lc2U
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: May 17, 2021

Share This Page