Hướng Dẫn Dạy-Học Lịch Sử Khánh Hòa Nguyễn Thị Kim Thoa, Phạm Quang Hùng NXB Giáo Dục 2013 88 Trang rong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, sách giáo khoa và sách hướng dẫn dạy học là tài liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, thẩm định và xuất bản. Nếu sách giáo khoa là tài liệu viết cho học sinh, giúp cho học sinh học ở trên lớp và tự học ở nhà thì sách hướng dẫn dạy học được viết cho giáo viên, giúp gợi ý, định hướng cho giáo viên chuẩn bị bài và tổ chức dạy học. Với ý nghĩa đó, bên cạnh việc biên soạn tài liệu Lịch sử Khánh Hoà dùng cho học sinh, các tác giả còn biên soạn tài liệu Hướng dẫn dạy học Lịch sử Khánh Hoà (Tài liệu dùng cho giáo viên Trung học cơ sở). Tài liệu này gồm có những nội dung chính : Chương I. Nội dung chương trình và định hướng thiết kế giáo án theo hướng đổi mới. Chương II. Gợi ý thiết kế một số giáo án. Phần I. Thiết kế giáo án theo phân phối chương trình. Phần II. Thiết kế giáo án lồng ghép kiến thức lịch sử địa phương vào bài lịch sử dân tộc. Phần III. Tổ chức hoạt động ngoại khoá. Ở phần này, các tác giả đưa ra một số giáo án gợi ý với các dạng khác nhau, phù hợp với chương trình, nội dung và phương pháp bộ môn mà không theo kết cấu từng bài như trong Lịch sử Khánh Hoà (Tài liệu dùng cho học sinh Trung học cơ sở). Cụ thể ở đây có các dạng như : thiết kế giáo án dạy tiết lịch sử địa phương theo phân phối chương trình ; thiết kế giáo án lồng ghép kiến thức lịch sử địa phương dạy lồng ghép vào bài lịch sử dân tộc ; hoạt động ngoại khoá. Những nội dung của tài liệu không chỉ gợi ý việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học mà còn góp phần thống nhất trong dạy học lịch sử địa phương toàn tỉnh.https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1 Khi biên soạn tài liệu này, các tác giả đã căn cứ vào Phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hoà đối với các tiết lịch sử địa phương ở trường phổ thông. Các tác giả cũng đã chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng những thành tựu của lí luận dạy học hiện đại cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài dạy. Tuy nhiên, việc dạy học lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, đòi hỏi sự sáng tạo rất cao của người thầy trong quá trình dạy học. Vì vậy, tài liệu này cũng chỉ là những định hướng, gợi ý về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học có tính chất tham khảo. Các bạn đồng nghiệp có thể và cần thiết sáng tạo nhiều phương pháp dạy học tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Link Download eBook có trong tuyển tập DVD THCS Lớp 9 http://www.sachbaovn.vn/chi-tiet-sa...-dung-cho-giao-vien-trung-hoc-co-so-)-MUMwODQ