Hương Ước Hà Nội (NXB Hà Nội 1993) - Nhiều Tác Giả, 223 Trang

Discussion in 'Địa Chí Hà Nội' started by mhien0094, Oct 15, 2020.

  1. mhien0094

    mhien0094 Member

    upload_2023-11-7_16-0-24.png
    Xã hội Việt Nam thời xưa, các tổ chức ở nông thôn như phe giáp, xóm thôn, làng xã đều đặt ra những quy ước để giải quyết điều hoà các tranh chấp, xung đột, đồng thời khống chế và ràng buộc lẫn nhau trong cộng đồng hẹp mà “tối lửa tắt đèn” có nhau, quyền lợi và nghĩa vụ gắn kết với nhau. Quy ước có nhiều tên gọi khác nhau: hương ước, lệ làng, tục lệ, khoán ước… tùy theo từng nơi. Những quy ước này (mà sau đây gọi thống nhất là Hương ước) là nguồn tài liệu quý, có giá trị nghiên cứu về nhiều mặt: văn bản học, sử học, dân tộc học và luật học; đặc biệt có giá trị trong việc tìm hiểu các làng xã người Việt trước Cách mạng tháng Tám 1945.
    Theo Tiến sĩ Sử học Vũ Duy Mền, hương ước còn lại đến ngày nay có tới hàng nghìn bản, bao gồm trong đó cả bản chính và bản sao. Ngoài những nguyên liệu thường dùng như giấy bản, giấy dó, hương ước còn được khắc trên sắt, trên đồng, trên gỗ và nhất là trên đá. Từ thời kỳ trung đại đến đầu thời kỳ hiện đại (1949), hương ước chủ yếu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Riêng thời cận đại và hiện đại, hương ước nhiều làng còn được viết bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hoặc Hán – Pháp - Quốc ngữ, hoặc Hán - Quốc ngữ, hoặc Pháp - Quốc ngữ...
    • Hương Ước Hà Nội
    • NXB Hà Nội 1993
    • Nhiều Tác Giả
    • 223 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1vUyDJBSm30k_9jEPtjdQuVvU0jGqLtmH
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Nov 7, 2023

Share This Page