Dục Tú nằm ven sông Hoàng Giang, kề cận với làng Cổ Loa về phía Đông, nên có nhiều điểm chung với Cổ Loa trong tiến trình lịch sử. Những vết tích văn hóa cổ có niên đại trên 3500 năm trước đây phát hiện trong vùng đất Cổ Loa còn mang ý nghĩa và giá trị cho Dục Tú và các làng kề cận. Khi Cổ Loa là Kinh đô của nước Âu Lạc thời Thục An Dương Vương (năm 257 - 208 trước Công nguyên) và thời Ngô Quyễn (năm 944 - 965), Dục Tú là đất phụ cận của Kinh đô. Theo lưu truyền dân gian thì Ngô Vương Quyền kết hôn với một cô gái cắt cỏ người họ Đỗ ở làng Dục Tú, song bà phi họ Đỗ này không có con, được Ngô Vương cho về nhà và cho được thả một quả bưởi (có thuyết nói một thúng trấu) xuống sông Hoàng Giang, để bưởi (hay trấu) trôi từ Dục Tú xuống Cổ Loa. Bưởi (trấu) trôi đến đâu, đất đai thuộc về Dục Tú đến đó. Cuối cùng, bưởi dừng lại ở gốc đa ven thành Nội Cổ Loa. Vì thế mới có câu “ Chợ Sa của Cổ Loa, cây đa của Dục Tú”. Đây là đầu mối tranh chấp 50 mẫu đất ven thành Nội và khu đất chợ giáp ranh hai làng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII được ghi lại trong văn bia hiện còn lưu trong nhà bia Cổ Loa. Đền thờ bà phi họ Đỗ ở gần khu vực Cầu Tây (làng Dục Tú) trước đây (đã bị hủy hoại) cùng một đôi câu đối nói về cuộc hôn nhân này còn lưu tại nhà thờ họ Đỗ ở xóm Hậu là minh chứng cho truyền thuyết về cuộc hôn nhân giữa Ngô Vương Quyền. Kẻ Dộc Đông Ngàn Làng Dục Tú NXB Hà Nội 1982 Bùi Hạnh Cần, Tô Hoài 31 Trang File PDF-SCAN Link download http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=321https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1