Mấy năm về trước, mỗi lần đi xem diễn-kịch lại thấy trên sân-khấu một vài ông đóng vai tu-thời mẫn-thế, nhân nói chuyện với nhau, hay khuyên dặn con cái, cho khán-giả nghe những bài luận-lý bằng một thứ văn «đại cà-xa»; thành ra xem hát mà tưởng như lúc còn bé đi học, vào lớp thấy thầy giáo cử chỉ vào mặt mình mà mắng vậy. Thật đi mua vui mà lắm lúc như vuốt mặt không kịp! Rồi kết cục : tan buổi, khách ra về, chỉ nói với nhau rằng: “Những câu dàn đời ấy toàn là sáo-ngôn; mà có dại nữa, cũng chẳng phải đi xem hát mới học được khôn.» Những vở kịch ấy, làm cho khách đi xem phải ngượng, nay đã không thấy diễn mấy nữa. Lại đèn phong-trào kịch lý-thuyết. Soạn-giả khi cho diễn, chỉ muốn cho khán-giả hiểu cái nghĩa sâu-sắc, mới-mẻ của vở kịch mà thôi; có ông, nhân vở kịch, đem phô-bầy học thức của mình ra một cách đường-đột quá, nào trâm-ngôn của các danh-nhân đông phương, nào lý-thuyết của các bác- học âu-tây; thành ra các vai ra sân-khấu là chỉ lý-luận dằng dai với nhau, khiến cho khán giả phải chán tai, cho là khô-khan khó hiểu. Kén Chồng NXB Đông Thanh 1936 Văn Thuật 62 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1CvrKiqtdo7p7XUOYnHDQ_KHFukCNOVXUhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1